“…Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ,
vì vậy chỉ những người có chức vụ mới có thể lợi dụng chức vụ để tham nhũng.
Tham nhũng chính là một hành vi tha hóa đạo đức cá nhân để làm những việc bất
chính nhằm biến tài sản Nhà nước, tài sản của Nhân dân thành tài sản riêng hoặc
của một nhóm lợi ích…”. Đó là những ý kiến của các thế lực thù địch nói về tham
nhũng; đồng thời cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không thể chống được tham
nhũng vì tất cả những người có quyền lực trong bộ máy của Nhà nước đều là đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy nên, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam chống tham
nhũng là ta đánh ta nên không dám làm và vì vậy sẽ không chống được tham nhũng.
Đây là ý kiến không mới
nhưng lại được không ít người phụ họa và cổ súy. Tuy nhiên, ý kiến này sai toàn
bộ, bởi quyền lực của Đảng cầm quyền, quyền lực của Nhà nước được phân công, ủy
quyền cho từng nhóm cơ quan, tổ chức, từng cá nhân trong bộ máy, mỗi người, tùy
cương vị khác nhau đảm nhiệm các nhiệm vụ được giao phó khác nhau. Vì vậy, chỉ
có những cán bộ thoái hóa, biến chất mới lợi dụng quyền lực được Đảng giao phó,
mà thực sự là quyền lực được Nhân dân ủy thác để tham nhũng, lãng phí làm thiệt
hại của công và làm xói mòn niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Vậy nên, không phải tất
cả mọi người khi được giao quyền lực đều tham nhũng, lãng phí. Bằng chứng là có
những nơi cũng người có chức vụ ấy tham nhũng, lãng phí, nhưng có những nơi,
cũng những người giữ chức vụ ấy lại luôn tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí
hiệu quả. Điều ấy chứng tỏ rằng cùng là cán bộ, cùng được giao quyền lực như
nhau nhưng chỉ có những người thiếu tu dưỡng rèn luyện, suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức lối sống, cộng với cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát
quyền lực mới dẫn họ tới con đường tha hóa và tham nhũng. Chính những kẻ đục
khoét của công ấy sẽ tìm cách vô hiệu hóa tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị để dễ
bề thao túng nhằm thực hiện mưu đồ tham nhũng làm suy thoái tổ chức Đảng.
Vì những nguy cơ mà tham
nhũng đe dọa tới vị thế cầm quyền của Đảng, đe dọa nguy cơ tồn vong của Đảng và
chế độ, vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi việc chống tham nhũng không chỉ
để bảo vệ tài sản của Nhà nước, của Nhân dân mà còn để bảo vệ uy tín của Đảng
trước Nhân dân. Cụ thể, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986) đã chỉ
rõ: "Những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên
nhà nước chưa bị trừng trị nghiêm khắc". Đảng thừa nhận và coi tham
nhũng là nguyên nhân gây mất lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản
lý của Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), 5 bài học kinh nghiệm rút ra về cơ
bản vẫn giữ nguyên như Cương lĩnh 1991. Tuy nhiên, Cương lĩnh đã bổ sung vào
bài học kinh nghiệm thứ 2 nội dung rất quan trọng: "Quan liêu, tham nhũng,
xa rời Nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất
nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng". Đây có thể xem là một
cam kết chính trị trước Nhân dân về công cuộc phòng, chống tham nhũng.
Việc đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về nguy cơ mà tệ tham nhũng gây ra thể hiện bản lĩnh chính trị của Đảng đã thẳng thắn thừa nhận, nhìn thẳng sự thật, nói đúng sự thật để có các biện pháp hữu hiệu phòng chống hiệu quả./.
Cuộc chiến chống tham nhũng được nhân dân ta hết lòng ủng hộ
Trả lờiXóa