Chiến thắng 30/4 đã qua
đi 47 năm. Nhưng ý nghĩa, giá trị to lớn của nó vẫn tồn tại mãi với thời gian,
nhất là đối với các dân tộc đã và đang nỗ lực đấu tranh vì sự tiến bộ, văn
minh, hạnh phúc. Ca ngợi, đánh giá tích cực đối với sự kiện này, luôn là chiều
hướng chủ đạo, là điều được thế giới quan tâm, thừa nhận trong suốt những
năm qua. Nhưng nực cười thay, bên cạnh sự đánh giá khách quan, trung thực đó, vẫn
còn những tiếng nói lạc lõng cố tình phủ định sự thật lịch sử với động cơ, mục
đích đen tối, định kiến, thù địch. Không những tìm cách cào bằng vai trò của
các bên tham chiến, họ còn trắng trợn ngụy biện, đổi trắng thay đen giữa kẻ đi
xâm lược đã từng gây vô vàn tội ác cho dân tộc Việt Nam với những người đã
không tiếc máu xương hy sinh vì hoà bình, độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Ngược dòng lịch sử sẽ thấy,
một sự thật hiển nhiên là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do Mỹ khởi xướng,
với sự tiếp tay, phản bội dân tộc của ngụy quyền Sài Gòn đã thất bại thảm hại
vào tháng 4-1975 là một tất yếu không tránh khỏi. Nguyên nhân cơ bản, sâu xa nhất
dẫn tới thất bại, trước hết, đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, vô cùng tàn
bạo. Từ lâu, Mỹ đã coi miền Nam Việt Nam là địa bàn chiến lược, để ngăn chặn ảnh
hưởng của chủ nghĩa Cộng sản tại Đông Nam Á. Họ cần có một chính phủ chống Cộng,
biết nghe lời và phục vụ đắc lực cho mưu đồ bá chủ thế giới. Thực hiện Hiệp định
Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông dương, trong khi Chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hòa cố gắng theo đuổi các giải pháp hòa bình, thì ngay từ đầu,
Mỹ và chế độ Ngô Đình Diệm, sau đó là chế độ Nguyễn Văn Thiệu, đã rắp tâm tìm mọi
cách chia cắt, phá hoại công cuộc hòa bình, thống nhất đất nước. Các yêu cầu
đàm phán, tiến tới Tổng tuyển cử, thống nhất hai miền Nam - Bắc, liên tiếp được
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đưa ra và đều bị từ chối vào tháng 6, tháng
7-1957, tháng 3, tháng 12-1959 và tháng 7-1960. Thay vào đó là các chiến dịch
lê máy chém khắp miền Nam, đàn áp khốc liệt những người kháng chiến cũ, những đảng
viên Cộng sản, những ai mong muốn thống nhất đất nước. Tiếp đó là các chiến lược:
“Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1966) và “Việt
Nam hóa chiến tranh (1969 – 1973) tàn phá miền Nam, tiêu diệt phong trào đấu
tranh của quần chúng, nhằm thực hiện mưu đồ của chúng.
Cuộc chiến tranh do Mỹ và
tay sai tiến hành ở Việt Nam được cho là phi nghĩa, trái đạo lý, bị lên án
không phải chỉ vì thực chất mục đích của nó, vì sự hao người, tốn của, mà còn bởi
nó đã thể hiện rõ tính chất tàn bạo, vô nhân tính. Đó là một trong các cuộc chiến
tranh tổn hại nhất trong lịch sử nước Mỹ, với tổng chi phí lên tới 686 tỉ đô la
(tính theo thời giá năm 2008). Đó là khoản tiền lớn nhất mà Mỹ đã chi cho chiến
tranh, chỉ sau đại chiến Thế giới thứ 2.
Vì thế, Chiến thắng 30/4/1975 cho thấy một chân lý: không phải bao giờ sức mạnh của cường quyền bạo lực và đồng tiền cũng đè bẹp được chính nghĩa. Đấu tranh cho hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, Việt Nam là đại diện chân chính cho chính nghĩa, cho nên trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, nhân dân ta đã nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn cả về vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế và lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Tính chất phi nghĩa, tàn bạo của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn bộc lộ rõ trong chiến tranh, đã ngày càng bị thế giới, trong đó có cả nhân dân tiến bộ Mỹ lên án, phản đối.
Đại thắng mùa Xuân 1975 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
Trả lờiXóa