Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC RA ĐỜI ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI 1917


Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã chính thức khai sinh ra nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, khẳng định bàn chất ưu việt, đáp ứng ước mơ khát vọng của GCCN và quân chúng lao động Nga từ lâu. Vậy mà, các thế lực chống cộng, cơ hội xét lại luôn lớn tiếng xuyên tạc phủ nhận Cách mạng Tháng Mười Nga là “Cuộc đẻ non”, là “sai lầm của lịch sử”…
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước Nga được xây dựng trên cơ sở hệ thống các Xô viết từ trung ương đến địa phương. Đại hội Xô viết toàn Nga là cơ quan quyền lực tối cao có quyền lập pháp. Trong thời kỳ giữa các đại hội, quyền lực đó do Ban chấp hành Trung ương Xô viết toàn Nga đảm nhiệm. Hội đng các ủy viên nhân dân là cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm trước Đại hội Xô viết toàn Nga và Ban chấp hành Trung ương Xô viết toàn Nga. Ở các địa phương, các Xô viết đại biểu nông dân được hợp nhất với các Xô viết đại biểu công nhân và binh lính thành các cơ quan chính quyền duy nhất. Nét nổi bật của hình thức tổ chức chính quyền mới này là sự hài hòa giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp, dẫn tới sự thống nhất hành động giữa các cơ quan trong nhà nước Xô viết. Đó là biểu hiện bản chất dân chủ ưu việt của chế độ Cộng hòa Xô viết so với chế độ đại nghị tư sản đương thời trên thế giới.
Đồng thời với việc xây dựng bộ máy nhà nước mới, chính quyền Xô viết đã ban hành các sắc luật thủ tiêu những trật tự xã hội cũ như chế độ phân biệt đẳng cấp, kỳ thị dân tộc, đặc quyền của nhà thờ v.v... ban bố các quyền tự do và bình đẳng của công dân Xô viết như quyền bình đẳng giữa nam và nữ, quyn tự do tín ngưỡng, quyết định nhà thờ tách khỏi nhà nước và trường học. Từ nay, tôn giáo và nhà thờ là việc riêng của các công dân, mọi đặc quyền của nhà thờ đều bị bãi bỏ.
Chính quyền Xô viết đã dựa vững chắc trên nền tảng của khối liên minh Công Nông. Đại hội Nông dân toàn Nga lần thứ II (họp từ 26-11 đến 10-12-1917) đã thể hiện sự tín nhiệm hoàn toàn đối với chính quyền Xô viết. Ngày 10-1-1918, Đại hội lần thứ III Xô viết đại biểu công nhân và binh sĩ toàn Nga đã khai mạc ở Pêtrôgrat. Ba ngày sau, 13-11-1918, Đại hội đại biểu nông dân đã khai mạc. Đại hội đại biểu nông dân đã tán thành quyết định của Đảng Bônsêvích và Chính phủ Xô viết đối với Quốc hội lập hiến. Đại hội quyết định hợp nhất các Xô viết đại biểu nông dân với Xô viết đại biểu công nhân và binh sĩ. Sự hợp nhất này đã củng cố sức mạnh của khối liên minh Công Nông, của chính quyền Xô viết. 
Đại hội đã phê chuẩn bản Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho bản Hiến pháp đầu tiên của nước Nga Xô viết. Đại hội quyết định: Nước Nga được tuyên bố là nước Cộng hòa Xô viết đại biểu công nhân, binh sĩ và nông dân; tất cả chính quyền từ trung ương đến địa phương từ nay phải nằm trong tay các cơ quan đại diện, tức là các Xô viết; nước Cộng hòa Xô viết Nga được thiết lập trên cơ sở một cộng đồng thống nhất các dân tộc với tư cách là một liên bang cộng hòa các dân tộc Xô viết. Đại hội đã thông qua quyết định lịch sử chuyển nước Cộng hòa Xô viết Nga thành nước Cộng hòa Liên bang Xô viết Nga. Đại hội cũng đã thông qua một nghị quyết đặc biệt về những nguyên tắc cơ bản của liên bang Xô viết, quy định: Đại hội Xô viết toàn Nga là cơ quan tối cao; Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Xô viết toàn Nga và chính phủ liên bang (Hội đồng các ủy viên nhân dân); các thành viên được tham gia liên bang và các tổ chức của liên bang trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.
Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã từng xuất hiện nhiều mô hình các quốc gia dân tộc, những tất cả đều được thiết lập trên sự áp bức dân tộc. Liên bang Xô viết lần đầu tiên trong lịch sử được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và hữu nghị giữa các dân tộc anh em, làm cho sức mạnh của Nhà nước Xô viết được củng cố tăng cường.
                Như vậy, Cách mạng Tháng Mười Nga khai sinh ra chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là điều không thể phủ nhận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét