Trong từ vựng
chính trị quốc tế của chủ nghĩa đế quốc hiện nay, xuất hiện các từ đồng nghĩa
sau: Diễn biến hòa bình, chuyển hoá hoà bình, biến đổi hoà bình, cách mạng hoà
bình, cạnh tranh hoà bình phương pháp hoà bình…. "Diễn biến hòa bình" là thuật ngữ được sử dụng phổ
biến nhất.
"Diễn biến hòa bình" là chiến lược tiến công trên quy mô toàn cầu của chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch do Mỹ khởi xướng nhằm chống phá tiêu diệt chủ
nghĩa xã hội và phong trào cộng sản quốc tế trong điều kiện không thể giành
thắng lợi bằng biện pháp quân sự. Chiến lược này được thực hiện thông qua việc
sử dụng tổng hợp các phương thức, thủ đoạn hành động, phá hoại thâm độc, tinh vi
trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá… kết hợp với biện pháp
răn đe quân sự.
Chiến lược "Diễn biến hòa bình" là quá
trình hành động làm xuất hiện ngay trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa những
nhân tố phản cách mạng; hỗ trợ và tiếp sức cho những nhân tố này trở thành lực
lượng chính trị đối trọng và đối lập với Đảng cộng sản cầm quyền và Nhà nước xã
hội chủ nghĩa; từng bước làm suy yếu, phân liệt, phân hoá lãnh đạo Đảng và Nhà
nước; làm mất dần định hướng xã hội chủ nghĩa của chế độ xã hội…, để cuối cùng
chuyển hoá một cách hòa bình các nước xã hội chủ nghĩa theo con đường tư bản
chủ nghĩa.
Chiến lược "Diễn biến hòa bình" triệt
để lợi dụng những sơ hở, thiếu sót, sự chưa hoàn chỉnh và các sai lầm, lệch lạc
trong đường lối, chính sách và trong quá trình quản lý xã hội ở các nước xã hội
chủ nghĩa. Ngoài ra chiến lược này cũng chú trọng lợi dụng những đặc điểm mới
của quan hệ quốc tế hiện đại: hợp tác, cạnh tranh, khu vực hoá, quốc tế hoá,
toŕn cầu hóa…, cũng như các xung đột, mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo với
các vấn đề dân chủ nhân quyền.
Về mặt hình
thức, chiến lược "Diễn biến hòa
bình" là một quá trình diễn biến tự phát về kinh tế- xã hội và hình
thành các lực lượng đối lập đă tạo ra các těnh thế chính trị phản cách mạng.
Tuy nhiên, việc giải quyết tình thế này không nhất thiết chỉ diễn ra dưới dạng
chuyển hoá hoà bình. Tuỳ thuộc vào tương quan so sánh lực lượng giữa cách mạng
và phản cách mạng, có thể xảy ra hỗn loạn chính trị- xã hội, thậm chí bạo loạn
phản cách mạng và can thiệp vũ trang từ bên ngoài để lật đổ chế độ xă hội.
Đến nay đã
xuất hiện năm dạng "Diễn biến hòa
bình" cơ bản làm sụp đổ chế độ xă hội chủ nghĩa:
Một là, Chuyển hoá lãnh đạo Đảng và Nhà nước; phân hoá giai cấp công nhân rồi lật
đổ chính quyền thông qua bầu cử tự do đa nguyên, đa đảng. Những nước Ba Lan,
Hungari, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Bungari, Anbani là những nơi mà dạng "Diễn biến hòa bình" này
đạt kết quả hữu hiệu. Chế độ xã hội chủ nghĩa bị thủ tiêu bằng tổng tuyển cử
sau khi lãnh đạo Chop bu của Đảng, Nhà nước bị chuyển hoá và công nhân bị phân
hoá nặng nề về tư tưởng, chính trị và tổ chức.
Hai là, Sử dụng áp lực chính trị quần chúng
thay đổi hẳn đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Dạng lật đổ chính quyền rất "hoà
bình" như một sự "tự diễn biến" này đã xảy ra ở Mông Cổ. Các lực
lượng đế quốc âm mưu tái bản nó ở Trung Quốc năm 1989 nhưng không thành công.
Các thế lực thù địch gây ra tình trạng rối loạn xã hội, thường bắt đầu từ việc
lợi dụng sơ hở, thiếu sót của chính quyền và kết hợp với hậu thuẫn từ bên ngoài
để thay đổi bản chất của chế độ xă hội.
Ba là, Lật đổ chính quyền thông qua bạo loạn. Thông thường, các thế lực thù địch
muốn lật đổ ngay chính quyền Trung ương. Dạng "Diễn biến hòa bình" này xảy ra ở Rummani và không
thành công ở Trung Quốc. lực lượng đối lập trong nước được vũ trang hoặc được
quân đội ủng hộ. Thời gian tiến hành lật đổ chính quyền rất bất ngờ, nhanh
chóng. Các thế lực đế quốc quốc tế công khai can thiệp.
Bốn là, Giành chính quyền một cách hoà bình
bằng "đảo chính cung đình". Các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội lợi dụng khủng hoảng,
mâu thuẫn, phản bội, phân liệt trong lãnh đạo cấp trung ương để tiến hành
"đảo chính cung đình" giành chính quyền liên bang ở các nước cộng
hoà, như đã diễn ra ở Liên Xô. Đặc điểm của dạng thức này là bộ máy chính quyền
hầu như còn nguyên vẹn từ trung ương đến cơ sở, kể cả bộ máy của Đảng, nhưng
quyền lực thì bị vô hiệu hoá do lãnh đạo chóp bu bị mất phương hướng chính trị
hoặc phản bội. Những người đứng ra giành chính quyền là những phần tử đã từng
hoặc đang nắm giữ cương vị cao trong chính quyền có khả năng chi phối toàn bộ
bộ máy. Quần chúng cách mạng trở nên thụ động, mất phương hướng chính trị hoặc
thờ ở bỏ mặc thời cuộc.
Để có thể
thực hiện được dạng "Diễn biến
hòa bình" này, các lực lượng thù địch phải có quá trình chuẩn bị
lâu dài, công phu làm rối loạn, mục ruỗng lãnh đạo Đảng và Nhà nước từ bên
trong, dẩy đất nước đến khủng hoảng trầm trọng, cô lập các lực lượng cách mạng
trung kięn, vô hiệu hoá các lực lượng vũ trang… Đến tình thế này, có thể nói
chính quyền cách mạng hoàn toàn bất lực và chế độ xã hội chủ nghĩa đứng trước
cái chết được chuẩn bị sẵn. Sự can thiệp, giúp đỡ của phương Tây cho các lực
lượng phản động ở bên trong là hết sức tích cực, ráo riết nhưng kín đáo và thận
trọng.
Năm là, Liên Hợp Quốc can thiệp, dùng sức ép
quốc tế để lập chính phủ mới thay thế chính quyền cách mạng. Các nước đế quốc, dưới danh nghĩa
quốc tế, trực tiếp can thiệp vào một số nước xã hội chủ nghĩa có chủ quyền để
lập ra một chính quyền của giai cấp tư sản. Dạng "Diễn biến hòa bình" này xảy ra ở Nam Tư. Mâu thuẫn và
xung đột chính trị, kinh tế, xã hội ở đây được quốc tế hoá, tạo ra lý do để
Liên hợp Quốc can thiệp. Thông thường, các xung đột này được đẩy đến nội chiến
từng vùng hoặc trên toàn lãnh thổ quốc gia. Lực lượng chống chủ nghĩa xã hội có
khả năng gây ra xung đột vũ trang với chính quyền đương nhiệm, rồi sau đó yêu
cầu Liên Hợp Quốc đưa quân vào ổn định trật tự.
Với 5 dạng "Diễn biến hòa bình" cơ bản
trên nhằm giành chính quyền, chiến lược "Diễn
biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc thể hiện tính đa dạng trong
các phương án lật đổ chủ nghĩa xã hội. Lựa chọn thực hiện phương án nào là do
tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, do tình hình từng nước
và bối cảnh quốc tế quyết định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét