Lối sống thực dụng là phương thức hoạt động sống của một nhóm người trong
xã hội, luôn theo đuổi những lợi ích cá nhân ích kỷ, cục bộ, không thấy lợi ích
chung, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài, tìm mọi cách
để thu lợi cho mình bất chấp mọi thủ đoạn. Lối sống thực dụng có thể tồn
tại trong một người, một nhóm người, biểu hiện ở những hành động lặp đi lặp lại
nhằm vào lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt. Nó đối lập với lối sống, đạo đức
cách mạng, là “kẻ thù bên trong” gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành
động của mỗi người. Trong mỗi môi trường, mỗi mối quan hệ xã hội, lối sống thực
dụng lại có những biến dạng khác nhau.
Hiện nay, ở nước ta, do tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan,
nhất là tác động của mặt trái cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, lối sống
thực dụng đã được hình thành, phát triển và từng bước len lỏi vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, làm băng hoại nhiều giá trị đạo đức xã hội tốt đẹp. Có thể nhận dạng lối sống thực dụng ở
nước ta qua hai đặc
trưng:
Một là, chạy theo, tuyệt đối hóa cái lợi cá nhân cả vật chất và
tinh thần bằng mọi thủ đoạn. Lợi ích cá nhân là yếu tố hàng đầu để thực hiện
mọi hành động sống; nhưng tuyệt đối hóa nó, chà đạp lên lợi ích người
khác thì đó là lề thói thực dụng. Và để đạt được lợi ích cá nhân vụ
lợi, người có lề thói thực dụng không từ thủ đoạn, cách thức nào để đạt
được vụ lợi đó. Do bị lợi ích cá nhân chi phối nên những người có đầu
óc thực dụng thường có thói ích kỷ, dễ với mình, khó với người, hay thành kiến
thù ghét với những người trung thực, đố kỵ với trí tuệ và tài năng của người
khác. Họ thường xem những người thẳng thắn, cương trực là những vật cản trong
việc thực hiện động cơ cá nhân ích kỷ của họ. Vì lợi ích cá nhân, họ luôn tìm
cách cản trở, chèn ép, kìm hãm sự tiến bộ của người khác nhất là với những
người trung thực. Với tư tưởng hẹp hòi cá nhân chủ nghĩa họ luôn gây chia rẽ,
bè phái, kéo bè kéo cánh hình thành các “dây”, “ê kíp” theo mục đích riêng của
họ. Vì lợi ích cá nhân cục bộ họ
kích động người này chống lại người kia, nhổm này chống lại nhổm khác bằng
những hành vi nhỏ nhen, xì xào, bàn tán, thêu dệt đến bịa dại kích động,
nói xấu. Chính vì vậy, họ biến các quan hệ tốt đẹp giữa
người và người thành quan hệ theo kiểu “tiền trao, cháo múc”,
“chạy”, “quan hệ”, “mua” vì lợi ích cá nhân vị kỷ mà họ sẵn sàng chà đạp lên
lợi ích người khác.
Hai là, chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt không quan tâm tới lợi ích lâu
dài. Vấn đề quan tâm của người có thói quen sống thực dụng là hiệu quả trước
mắt, mọi hành vi phải cho ra kết quả cụ thể, họ sẽ được gì và mất gì. Do đó,
làm gì có lợi ngay tức thì, đạt kết quả cụ thể thì họ sẽ thực hiện mà không cần
quan tâm đến hậu quả lâu dài. Trong công việc luôn luôn chú ý đến mối lợi
thực tế, tính toán thiệt - hơn, mất - được trong quá trình công tác....
Lối sống thực dụng hàm chứa cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Một mặt, lối
sống thực dụng làm cho con người chủ động, tích cực, sáng tạo, tìm mọi cách để
đạt mục đích, nhờ đó, con người trở nên linh hoạt, thực tế trong cuộc sống. Mặt
khác, vì lợi ích cá nhân, con người sẽ bất chấp tất cả, sẵn sàng làm mọi việc
để đạt mục đích, do đó, có thể làm cho con người trở nên bất chấp tất cả vì lợi
ích của cá nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét