Một là, cần nâng cao nhận thức, xác định đúng động cơ
thi đua cho cán bộ, đảng viên các cấp và nhân dân về tầm quan trọng và tính tất
yếu của thi đua.
Lãnh đạo, chỉ huy ở các cơ quan, đơn vị cần có
nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong xây dựng
đơn vị. Bản chất của thi đua, khen thưởng không phải là sự cạnh tranh, ganh đua
mà cần hình thành động cơ thi đua trong sáng, lành mạnh, vì lợi ích của mọi người,
của tập thể và lợi ích của đơn vị. Động cơ thi đua là tổng hòa những nhân tố
tình cảm, ý chí, niềm tin đối với phong trào thi đua. Động cơ thi đua hình
thành trên cơ sở giác ngộ sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và vai trò của thi đua,
thể hiện sâu sắc nhận thức và trách nhiệm của mỗi người đối với sự lớn mạnh của
cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở xây dựng động cơ đúng mà xây dựng quyết tâm hoàn
thành hoàn thành các chỉ tiêu, định mức của thi đua.
Hai là, phát huy truyền thống yêu nước trong mỗi người
Việt Nam thành phong trào thi đua chấn hưng đất nước, thoát nghèo nàn lạc hậu
Thi đua cũng là một phẩm chất đạo đức của người
Việt Nam yêu nước. Thi đua là phương thức tốt nhất để phát huy lòng yêu nước tiềm
tàng trong mỗi con người. Thi đua là phương pháp cách mạng mang bản sắc, truyền
thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, các phong trào thi đua hướng vào giải quyết những nhiệm vụ khó khăn nhất
của cả nước và của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Đó là thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, bảo đảm an
sinh xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia, tích cực
hội nhập quốc tế.
Ba là, phát động các phong trào thi đua thiết thực,
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân, các thành
phần kinh tế
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, phong trào
thi đua cần phải được tổ chức một cách thiết thực, sâu rộng và bao quát được
toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân, các thành phần
kinh tế, các cơ quan đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể, các lực lượng vũ
trang. Thi đua là công việc của mọi người, mọi ngành, mọi cấp, không phân biệt
già, trẻ, gái, trai. Chú ý tính nhân dân, tính phổ biến trong các chủ trương
thi đua của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thi đua là dùng lực lượng của dân, tinh thần
của dân để mang lại hạnh phúc cho dân. Thi đua là vì dân, cho nên phải trở
thành bổn phận của mỗi cơ quan, ban ngành và mỗi người dân.
Bốn là, thi đua cần kiệm, tăng năng suất lao động đi
đôi với chống quan liêu, tham ô và lãng phí
Đây là hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động,
thúc đẩy lẫn nhau. Thực hiện tốt việc chống quan liêu, tham nhũng, chống đặc
quyền, đặc lợi trong Đảng sẽ có tác động quyết định đến việc chống quan liêu,
tham nhũng, thực hành dân chủ, làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Vì thế, đấu
tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng là một nhiệm vụ trọng tâm đối với sự
phát triển của đất nước ta hiện nay. Yêu nước thì phải chống tham ô, lãng phí,
quan liêu như truyền thống dũng cảm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Chống
tham ô, lãng phí, quan liêu là cuộc chiến đấu cực kỳ gay go, phức tạp. Đảng,
Nhà nước phải biết dựa vào dân để chống quan liêu, tham ô, lãng phí một cách có
hiệu quả, củng cố vững chắc “Thế trận lòng dân” trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Năm là, kịp thời khen thưởng, động viên, khen thưởng
phải đúng người, đúng việc, chống báo cáo sai, khen không đúng người, đúng việc
Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và cải tiến
thủ tục, quy trình xét khen thưởng, thực hiện công khai, dân chủ, kịp thời và bảo
đảm tính nêu gương, giáo dục trong khen thưởng. Cần phải theo sát các phong
trào thi đua, căn cứ vào thành tích trong phong trào thi đua để khen thưởng.
Xây dựng, ban hành các quy định cụ thể để thực hiện Luật Thi đua Khen thưởng và
tặng thưởng các huân chương, huy chương. Kiên quyết chống tiêu cực và bệnh hình
thức trong công tác thi đua, khen thưởng. Phải tiếp tục tuyên truyền sâu rộng
công tác thi đua, khen thưởng tới đông đảo quần chúng nhân dân. Cần khen thưởng
đúng người, đúng việc; chú trọng khen thưởng đột xuất, từ đó nhân rộng cá nhân,
điển hình tiên tiến để cổ vũ, động viên mọi người học tập làm theo. Cần kịp thời
phát hiện sớm những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình, tiên tiến khen
thưởng đột xuất ngay để động viên kịp thời và sớm nhân rộng các điển hình xuất
sắc.
Nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
thi đua yêu nước trong tình hình hiện nay chính là làm cho công tác thi đua,
khen thưởng vừa kế thừa, vừa phát triển mạnh mẽ lên tầm cao mới, tạo nên được sức
mạnh đoàn kết tổng hợp của các lực lượng, các tầng lớp nhân dân nhằm xây dựng một
nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh có thể sánh
vai tiến bước cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét