Trong
âm mưu và hoạt động chống phá cách mạng nước ta hiện nay, các thế lực thù địch
luôn chú ý khai thác triệt để vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc thiểu
số (DTTS); kết hợp giữa lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo để kích động,
lôi kéo, tập hợp lực lượng phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống Đảng và
Nhà nước ta.
Một
mặt, chúng kích động, tạo điều kiện để tôn giáo phát triển vào vùng DTTS, với mục
đích thông qua sự ràng buộc thần quyền, giáo lý để nắm và khống chế quần chúng,
chi phối các địa bàn chiến lược. Mặt khác, chúng tìm cách nắm, chi phối, lợi dụng
tôn giáo ở các vùng DTTS nhằm tuyên truyền gây chia rẽ dân tộc, tập hợp lực lượng
tiến hành các hoạt động chống phá hoặc lợi dụng tín ngưỡng truyền thống của đồng
bào các dân tộc để lừa bịp, lôi kéo, kích động quần chúng gây mất ổn định chính
trị-xã hội.
Biểu
hiện cụ thể của hoạt động này mà các đối tượng thường sử dụng là lợi dụng sinh
hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để khống chế, kích động quần chúng, tuyên truyền chống
chế độ; lợi dụng thần quyền và hệ thống tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức mang danh
nghĩa tôn giáo để tập hợp lực lượng, kích động, khống chế quần chúng phá rối an
ninh, gây bạo loạn.
Bọn
phản động còn lợi dụng các cơ sở tôn giáo (chùa, nhà nguyện, thánh thất...) ở
vùng dân tộc làm nơi cất giấu vũ khí, phương tiện, nơi tụ họp, chỉ đạo hoạt động
chống phá. Chúng tác động, lôi kéo một số chức sắc, cốt cán trong các tôn giáo
là người DTTS, móc nối, cấu kết giữa trong và ngoài để hoạt động xâm phạm an
ninh quốc gia; lợi dụng những sơ hở thiếu sót của ta trong giải quyết, xử lý
các vụ việc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng DTTS để xuyên tạc, vu
cáo, chống phá ta trên lĩnh vực dân chủ nhân quyền.
Gần
đây, các đối tượng ráo riết tiến hành các hoạt động này ở những địa bàn chiến
lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ; thực hiện ý đồ "tôn giáo hóa vùng
DTTS". Đáng chú ý, bọn phản động đã tuyên truyền, lôi kéo lập ra một số
hình thức "tôn giáo" riêng cho người DTTS như "Tin lành Đề
ga" ở Tây Nguyên; kích động luận điệu "Tin lành riêng của người
Mông", "Phật giáo riêng của người Khơme".
Chúng
âm mưu sử dụng tôn giáo như một công cụ tinh thần để nắm giữ, khống chế đồng
bào các dân tộc, hình thành lực lượng đối trọng với chính quyền, cao hơn nữa là
gây mâu thuẫn, xung đột dân tộc và đẩy tới ly khai, tự trị ở các vùng DTTS. Số
cực đoan ở các nước như Mỹ, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức
nhiều cuộc điều trần, hội thảo, họp báo, ra tuyên bố, ban hành nghị quyết xuyên
tạc, bóp méo tình hình tôn giáo, nhân quyền ở các vùng DTTS Việt Nam. Một số cơ
quan, tổ chức như Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ, Nghị viện châu Âu, Tổ chức
theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá Quốc tế (AI)... đã tổ chức nhiều đoàn lâm thời
hoặc thường trú vào Việt Nam đi các vùng DTTS ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ
nắm tình hình về tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền.
Trong
báo cáo hàng năm, tuy họ đều thừa nhận Việt Nam có chuyển biến tích cực, nhưng
luôn cố ý đánh giá tiêu cực về tình hình tôn giáo, dân chủ, nhân quyền ở Việt
Nam. Họ còn vu cáo, đòi đưa Việt Nam vào diện "những nước vi phạm nhân quyền
nghiêm trọng", với lý do "Việt Nam đàn áp tôn giáo trong những vùng
DTTS", "trấn áp các chiến sĩ bảo vệ nhân quyền"...
Để
tạo "cơ sở pháp lý" cho hoạt động lợi dụng tôn giáo, các thế lực thù
địch còn "nặn ra" các "đạo luật hỗ trợ", như "Luật về
tự do tôn giáo quốc tế", dự luật HR-2386 về vấn đề nhân quyền ở Việt
Nam... Trong các cuộc tiếp xúc về nhân quyền, họ "lên án" ta đàn áp
tôn giáo trong vùng DTTS, đàn áp người DTTS, yêu cầu trả tự do cho các đối tượng
bị ta bắt vì vi phạm pháp luật trong khi hoạt động lợi dụng tôn giáo trong vùng
DTTS, gây rối an ninh trật tự...
Cá
nhân, tổ chức phản động mang danh DTTS lưu vong được sự hỗ trợ từ bên ngoài tiếp
tục có những hoạt động "đấu tranh" tôn giáo, nhân quyền đối với Việt
Nam, tăng cường thực hiện âm mưu quốc tế hóa vấn đề "quyền của người bản địa"
gắn với vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền hòng tạo sức ép từ bên ngoài và
kích động chống đối chính quyền từ bên trong.
Các
tổ chức này còn đang tìm cách móc nối, phát triển tổ chức vào trong nước, câu kết,
hỗ trợ cho số đối tượng chống đối trong nước bằng cách tuyên truyền chống Việt
Nam; vận động số nghị sĩ cực đoan ở một vài nước, tổ chức quốc tế đệ trình các
"dự luật", "nghị quyết", "báo cáo" chống phá Việt
Nam; thu thập thông tin về những sơ hở thiếu sót của ta trong chính sách tôn
giáo, dân tộc ở cơ sở để tạo cớ vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.
Bọn
phản động lưu vong đã tổ chức một số cuộc biểu tình, mít tinh ủng hộ cái gọi là
"tiếng nói đấu tranh đòi dân chủ". Số cơ hội chính trị trong nước
liên kết với "Đảng Cấp tiến xuyên quốc gia" (TRP) đưa tổ chức
"Quỹ người Thượng" của Ksor Kok đến các diễn đàn của Liên hợp quốc vu
cáo Việt Nam, phản đối ta "đàn áp người Thượng"? Bọn phản động người
Chăm lưu vong lập tổ chức "Văn phòng Chămpa quốc tế - IOC", "Hội
bảo tồn văn hoá Chămpa tại Hoa Kỳ", "Liên minh người Chăm tỵ nạn tại
Hoa Kỳ", "Hội văn hoá truyền thống Chămpa", "Cộng đồng
Muslim Chămpa" tại Hoa Kỳ và Pháp...
Thành
phần chủ yếu của các nhóm này là số phần tử chống đối cũ, gồm cả ngụy quân, ngụy
quyền, FULRO, trí thức, chức sắc bất mãn. Bọn phản động người Khơme Nam bộ lưu
vong ở các nước Campuchia, Mỹ, Canada lập các hội nhóm: "Liên đoàn Khơme
Campuchia Krôm", "Hội người Khơme", "Quốc hội Khơme Krom hải
ngoại", "Hội ái hữu", "Hội bảo vệ nhân quyền", "Hội
Phật học"... và xuất bản các tạp chí "Tiếng nói cộng đồng" ở
Campuchia, "Tiếng nói Khơme Campuchia Krôm" ở Mỹ. Các tổ chức, hội
nhóm người Mông ở Mỹ, Pháp có đài phát thanh riêng, có báo "Người Mông tự
do", "Người Mông ở Oribune", "Cuộc sống người Mông ở
Wiscosin", "Chim én đưa tin" và nhiều trang Web trên mạng
Internet để đẩy mạnh tuyên truyền về truyền thống văn hóa Mông, đoàn kết tập hợp
người Mông trên thế giới, vu cáo Việt Nam, Lào đàn áp người Mông, kêu gọi thành
lập Nhà nước cho dân tộc Mông.
Tại
vùng dân tộc Khơme, các thế lực thù địch bên ngoài thông qua "Liên đoàn
Khơme Campuchia Krôm", tổ chức UNPO có các hoạt động vu cáo Việt Nam
"đang thực hiện chính sách đồng hóa các DTTS, trong đó có người
Khơme" như "ép họ bỏ đạo, bỏ văn hóa dân tộc để hòa nhập với văn minh
của người Việt", kích động sư sãi, đối tượng khiếu kiện là người Khơme chống
đối chính quyền, đòi tự do tôn giáo, lập "Nhà nước Khơme Krôm"...
Vạch trần những âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo của các thế lực thù địch để chúng ta nhận rõ và xác định quyết tâm đập tan
ý đồ đen tối của chúng, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và công cuộc đổi mới ở Việt
Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét