Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Hiện nay, “ở Việt Nam có gần 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó, có 13 tôn giáo với 37 tổ chức giáo hội được Nhà nước công nhận, cấp đăng ký hoạt động; có khoảng 24 triệu tín đồ, chiếm khoảng 27% dân số cả nước. Số lượng chức sắc, nhà tu hành khoảng 83 nghìn người; ngoài ra còn có 250 nghìn chức việc trông coi việc đạo ở khoảng 25 nghìn cơ sở thờ tự”. Hàng loạt tổ chức tôn giáo được công nhận, nhiều hoạt động tôn giáo được phục hồi, hàng loạt cơ sở thờ tự tôn giáo được trùng tu, sửa chữa, xây dựng mới khang trang, hàng loạt kinh sách được xuất bản, nhiều trường đào tạo chức sắc tôn giáo được mở,... Đại bộ phận tín đồ các tôn giáo phần khởi, tin tưởng vào chính sách tôn giáo, ra sức lao động sản xuất, góp phần làm giàu cho quê hương đất nước. Đến nay, Nhà nước đã công nhận 37 tổ chức tôn giáo đủ tư cách pháp nhân hoạt động. Hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành đang hoạt động tại hơn 24.000 cơ sở thờ tự trên cả nước. Cả nước có 4 Học viện Phật giáo, 4 trường cao đẳng và 30 trường trung cấp Phật học. Giáo hội Công giáo có 6 Đại chủng viện với 1.085 chủng sinh. Nhà nước còn tạo điều kiện cho các tu sĩ đi học tập, một số người đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về tôn giáo.
Nhiều cơ sở thờ tự của các tôn giáo được các cấp chính quyền tạo điều kiện cho xây dựng, tu sửa khang trang. Cả nước hiện nay có 14.321 ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường; hàng nghìn nhà thờ, nhà Nguyện (Công giáo, Tin lành), thánh thất (Cao Đài); hàng trăm chùa, hội quán (Phật giáo Hòa Hảo), hàng chục thánh đường (Hồi giáo); hàng nghìn điểm sinh hoạt tôn giáo của đạo Tin lành được đăng ký. Số lượng chức sắc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp đông đảo. Số lượng chức sắc trong Quốc hội Việt Nam, khóa XIII, có 8 đại biểu; hàng nghìn chức sắc tôn giáo là Hội đồng nhân dân các cấp. Các sinh hoạt tôn giáo được tổ chức trang nghiêm, rất sôi động. Các lễ trọng, đại hội nhiệm kỳ của các tổ chức tôn giáo được tổ chức trọng thể, trang nghiêm, an toàn, với quy mô ngày càng lớn hơn. Nhiều lễ hội tôn giáo đã trở thành sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng, như Lễ Phật đản của Phật giáo, Lễ Nôen của Công giáo và Tin Lành...  Việc xuất bản kinh sách luôn được Nhà nước ta quan tâm, hỗ trợ. Các cơ quan chức năng đã hoàn thành in 30.000 cuốn Kinh thánh bằng các tiếng Bana, Êđê, Giarai; cấp phép, xuất bản hàng nghìn ấn phẩm liên quan đến tôn giáo, in Kinh thánh bằng tiếng Mông, in Kinh sách Phật giáo bằng tiếng Khơme.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét