Sau các vụ biểu tình, gây rối chống phá Đảng, Nhà nước
Việt Nam vào mùa hè năm ngoái, TAND các địa phương đã đưa hàng chục đối tượng
ra xét xử trong các vụ án liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, kích động, tụ tập đông người, gây rối trật tự
công cộng. Mức án cao nhất là 20 năm tù, thấp nhất cho hưởng án treo.
Dư luận nhân dân đồng tình cho rằng, việc truy tố các
bị cáo trên là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không thể dung
thứ những kẻ muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”. Trong số gần 20 bị cáo bị đưa
ra xét xử tại TP Hồ Chí Minh, Nghệ An và Ninh Thuận, có 13 người được xác định
là thành viên của những tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, như: “Chính phủ
quốc gia Việt Nam lâm thời” và Việt Tân. Không chỉ chống phá trên không gian mạng,
những đối tượng này còn chiêu mộ người tham gia tổ chức, đồng thời trực tiếp nhúng
tay vào các vụ khủng bố như vụ dùng bom xăng tấn công trụ sở Công an phường 12,
quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh vào ngày 20-6-2018, dưới sự giật dây của tổ
chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân
đứng đầu. Tổ chức này thường xuyên tuyên truyền, kích động biểu tình, phá hoại
nhân dịp các ngày lễ, tết của đất nước và trước đó cũng từng gây ra vụ đốt kho
xe vi phạm giao thông số 1 của Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và đặt bom
xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh...
Tại Nghệ An, TAND tỉnh Nghệ An từng xét xử vụ án “Hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đối với Lê Đình Lượng và tuyên phạt với
mức án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế. Theo cáo trạng, thông qua mạng xã
hội, Lượng dụ dỗ, lôi kéo nhiều người vào tổ chức Việt Tân. Lượng cũng nhiều lần
nhận tiền chuyển từ nước ngoài về để hoạt động chống phá đất nước. Lượng thừa
nhận đã tài trợ hoạt động của đối tượng Nguyễn Văn Hóa, tẩy chay cuộc bầu cử,
xuất cảnh sang Lào, phát loa truyền thanh tại nhà để tuyên truyền chống phá Đảng,
Nhà nước, tổ chức hát các bài hát có nội dung phản động, 4 lần tổ chức tuần
hành, biểu tình với danh nghĩa phản đối Formosa ở xã Hợp Thành gây ách tắc giao
thông trên tuyến Quốc lộ 7B…
Xâu chuỗi những hoạt động chống phá đất nước hai năm gần
đây, chúng ta dễ dàng nhận ra, âm mưu kích động người dân tụ tập, biểu tình, tạo
ra các điểm nóng rồi có thể thổi phồng thành xung đột, bạo loạn, có sử dụng vũ
khí, tạo ra bạo lực là thủ đoạn thường thấy của các thế lực thù địch. Đây cũng
là cách đã được sử dụng trong các cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố theo
mô hình "Mùa xuân Ả Rập". Ý đồ đó được thể hiện rất rõ khi tròn một
năm xảy ra các vụ việc biểu tình có bóng dáng bạo loạn ở Bình Thuận, TP Hồ Chí
Minh, các thế lực thù địch gần đây công khai tuyên bố cái gọi là “kỷ niệm một
năm cách mạng mùa hè”, lấy ngày 10-6-2018 là một cột mốc đánh dấu phong trào
dân chủ. Nhân sự kiện biểu tình quy mô lớn ở Hồng Công (Trung Quốc) vừa qua,
chúng tiếp tục hô hào kêu gọi các cuộc tổng biểu tình ở Việt Nam, áp dụng mô
hình “cách mạng dù” ở Hồng Công cho Việt Nam để nuôi dưỡng các đợt biểu tình
“cách mạng mùa hè” trở thành thường xuyên, từ “tổng biểu tình” sẽ tạo ra
cái gọi là “cách mạng tháng Tám lần thứ hai”.
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng đồng quan điểm
Xóa