Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo; đa số người Việt Nam có tín ngưỡng tôn giáo. Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay ở nước ta có trên 30 tổ chức tôn giáo được đăng ký và thế giới công nhận, với khoảng 24 triệu tín đồ. Tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam có
tính dung hợp, đan xen, hòa đồng cao. Người Việt Nam nhân ái, khoan dung, độ
lượng nên dễ dàng tiếp nhận, dung hợp các tôn giáo, thể hiện điển hình là hiện
tượng tam giáo đồng nguyên Phật - Nho - Lão, nhờ thế mà
tín đồ, chức sắc tôn giáo Việt Nam không cuồng tín, họ ưu tiên quan tâm đến cuộc sống hiện tại nhưng cũng dễ làm tăng tính thực dụng, mê
tín, buôn thần, bán thánh trong sinh hoạt tôn giáo.
Người có tín ngưỡng, tôn giáo ở Vỉệt Nam đa số là nhân dân lao động. Đại đa số tín đồ, chức sắc tôn giáo là người lao động nên họ có tinh thần yêu nước, có ý thức gắn bó cùng dân tộc, dễ gần và đi theo cách
mạng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên có lúc, có nơi vẫn còn một bộ phận
quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo bị các thế lực thù địch lợi dụng đi ngược lại lợi ích của dân tộc
và Tổ quốc, chống phá cách mạng.
Trong những năm qua, tín ngưõng, tôn giáo ở Việt Nam có
những biến thái mới. Đại đa số tín đồ chức sắc tôn giáo tích cực hoạt động xã hội từ
thiện, hòa
nhập vào đời sống
xã hội, chỉ một số ít tín đồ, chức sắc tôn giáo bị kẻ xấu lợi dụng hành nghề mê tín để đầu
cơ, trục lợi và cô lập, thương mại hoá, cá biệt có một số phần tử lợi dụng tôn giáo chống phá chế độ.
Các thế lực thù địch luôn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
chống phá cách mạng. Hiện nay, các thế lực thù địch xác định tôn giáo là một
lực lượng quan trọng để chông phá Nhà nước Việt Nam. Việc tăng cường truyền đạo trái phép: Tin
Lành ở Tây Bắc, Tây Nguyên, đạo Vàng Chứ người Mông ở Tây Bắc, Tin Lành Đềga ở
Tây Nguyên... là minh chứng cụ thể của sự lợi dụng tôn giáo chống phá Việt Nam
của các thế lực
thù địch.
Hiện nay, tình hình tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam về cơ bản là ổn định. Hệ thống quy phạm pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo được bổ sung, hoàn thiện; công tác vận động quần chúng và công
tác quản lý nhà nước về tôn giáo, về an ninh, trật tự ở cơ sở ngày càng được
chú trọng. Ban lãnh đạo các cấp của hầu hết các tổ chức tôn giáo đều đang hướng
việc hành đạo "đồng hành cùng dân tộc" trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Tuy nhiên, vẫn còn có những phần tử xấu, thậm chí phản động trong các tôn
giáo lợi dụng các vấn đề nổi cộm trong hoạt động tôn giáo, trong quan hệ giữa chính quyền và nhân dân địa phương để kích động, gây
rốỉ, hậu thuẫn cho các phần tử chống đốỉ ở trong nước và nước ngoài Biểu hiện
cụ thể là:
Tình trạng chuyển nhượng, hiến tặng đất, mở rộng cơ sở
thờ tự, xây dựng nhà thờ, nhà nguyện trái pháp luật diễn ra ở nhiều địa phương.
Việc dựng tượng Thánh, tượng Chúa, tượng Phật,... trên đất công vẫn còn diễn ra ở một số nơi.
Các hoạt động tôn giáo trái pháp
luật như tình trạng chức sắc “phong chui”, “tự nhận” vẫn tiếp diễn; hoạt động in ấn,
xuất bản, nhập từ nước ngoài và lưu hành kinh sách, ấn phẩm tôn giáo trái phép
vẫn diễn ra; hiện tượng giảng đạo, truyền đạo trái pháp luật tiếp tục diễn ra ơ
một sô" vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng biên giới.
Vấn đề mâu thuẫn nội bộ ở một số tổ chức tôn giáo: Do lợi ích cá nhân hoặc việc không thống
nhất được đường hướng hoạt động của các hệ phái tôn giáo nên đã dẫn đến mâu thuẫn nội bộ ở một
số tổ chức tôn giáo. Từ đó, hình thành những hoạt động nhằm tranh giành tín đồ ở
một số nhóm, hệ phái tôn giáo, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà
nưốc về tôn giáo.
Hoạt động phức tạp của các tôn giáo trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ tác động xấu đến an ninh quốc gia và trật
tự, an toàn xã hội. Hiện có khoảng 60 hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới, du
nhập từ nước ngoài hoặc nội sinh hoạt động có biểu hiện dị đoan, gây ảnh hưởng
xấu đến đời sống văn hóa xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Một số tổ chức phản động cũng núp dưới danh nghĩa tôn giáo để
tập hợp lực lượng.
Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóaphải cảnh giác trước âm mưu của bọn phản động
Trả lờiXóa