Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

TÌNH HÌNH CÁC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Hiện nay, ở nước ta có 54 dân tộc với số dân khoảng 97 triệu người, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm gần 14% dân số cả nước. Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện địa lý nên cộng đồng các dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển không đều về kinh tế, văn hóa, xã hội; đời sống dân trí và các hoạt động xã hội giữa nông thôn với thành thị, miền xuôi và miền núi còn có sự chênh lệch. Đặc biệt, các cộng đồng dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng núi cao, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình dân tộc các vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay đang nảy sinh những vấn đề mới, phức tạp rất dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, đó là:
* Vấn đề nghèo đói, chênh lệch giàu nghèo ở vùng dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, công tác giảm nghèo trong cả nưc nói chung và vùng dân tộc thiếu số nói riêng đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, người nghèo, vùng nghèo vẫn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu s. Khoảng cách giàu nghèo, sự chênh lệch về thu nhập, mức sống của đồng bào dân tộc thiểu s và vùng dân tộc thiểu số ngày càng gia tăng so với mức bình quân của cả nước. Chênh lệch mức sng và gia tăng khoảng cách thu nhập giữa các dân tộc và giữa vùng dân tộc, vùng căn cứ địa cách mạng, vùng sâu, vùng xa so với các thành ph và mặt bằng chung của cả nước tác động, ảnh hưởng đến quan hệ giữa các dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc, là một nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị xã hội, tác động xấu đến quc phòng - an ninh.
* Vấn đề thiếu đất sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ tr đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng tình trạng đồng bào dân tộc thiểu sổ thiếu đất sản xuất còn nhiều. Vấn đề đất đai đã và đang ảnh hưởng đến quan hệ dân tộc. Thiếu đất đã và đang là một trong các vấn đề bức xúc nhất ở vùng dân tộc thiểu s hiện nay, là nguồn gốc tạo ra khoảng cách thu nhập, phân hoá giàu nghèo giữa các dân tộc, gia tăng mâu thuẫn giữa các dân tộc, giữa các dân tộc với các nông, lâm trường, các doanh nghiệp trên địa bàn. .
Chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu s còn thấp. Mặc dù chúng ta đạt được thành quả quan trọng thực hiện các chính sách giáo dục, y tế, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nhưng chất lượng nguồn nhân lực một số dân tộc thiểu số vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Đặc biệt, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học của một số dân tộc thiểu số, tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu s trong hệ thng chính trị, tỷ lệ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số còn rất thấp, cơ cấu chưa hợp lý, chất lượng cán bộ còn yếu.

2 nhận xét: