Các thế lực thù địch ra sức chống phá thành phần kinh
tế nhà nước, chúng khoét sâu vào những mặt yếu kém trong công tác quản lý, kinh
doanh của một số doanh nghiệp nhà nước thời gian qua.
Đó là: hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năng suất còn thấp; sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu, thua lỗ còn lớn, hiện đang là “vấn đề nóng”; tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, có nhiều lỗ hổng, làm thất thoát tiền của, tài sản của Nhà nước; tình trạng đặc quyền, đặc lợi, độc quyền doanh nghiệp đang hiện hữu, làm méo mó quan hệ thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, hạn chế sự cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế, v.v. Điều đó đã tạo ra ảnh hưởng không tốt đến sự đánh giá và nhìn nhận của xã hội về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Cũng từ đó, một số người chỉ dựa vào những yếu kém, hạn chế của kinh tế nhà nước mà cho rằng thành phần kinh tế này không thể giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế; rằng xác định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Việt Nam đã phải trả giá quá đắt”(!). Từ đó, họ đòi xóa bỏ vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế này; đòi tư nhân hóa hết doanh nghiệp nhà nước, “khuyên” ta nên bỏ cụm từ “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” trong các văn bản, nghị quyết; hoặc “xem lại vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước”, v.v. Họ lập luận: “Nguyên nhân yếu kém của nền kinh tế Việt Nam là do các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước làm ăn kém hiệu quả”. Từ đó, “khuyên” Việt Nam cổ phần hóa hoặc giải thể các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước. Họ cố tình “không hiểu” nền kinh tế của Việt Nam hiện nay có nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, song “sở hữu nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước là đặc trưng, giữ vai trò chủ đạo”, được khẳng định tại Khoản 1, Điều 51, Hiến pháp năm 2013.
Đó là: hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năng suất còn thấp; sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu, thua lỗ còn lớn, hiện đang là “vấn đề nóng”; tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, có nhiều lỗ hổng, làm thất thoát tiền của, tài sản của Nhà nước; tình trạng đặc quyền, đặc lợi, độc quyền doanh nghiệp đang hiện hữu, làm méo mó quan hệ thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, hạn chế sự cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế, v.v. Điều đó đã tạo ra ảnh hưởng không tốt đến sự đánh giá và nhìn nhận của xã hội về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Cũng từ đó, một số người chỉ dựa vào những yếu kém, hạn chế của kinh tế nhà nước mà cho rằng thành phần kinh tế này không thể giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế; rằng xác định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Việt Nam đã phải trả giá quá đắt”(!). Từ đó, họ đòi xóa bỏ vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế này; đòi tư nhân hóa hết doanh nghiệp nhà nước, “khuyên” ta nên bỏ cụm từ “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” trong các văn bản, nghị quyết; hoặc “xem lại vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước”, v.v. Họ lập luận: “Nguyên nhân yếu kém của nền kinh tế Việt Nam là do các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước làm ăn kém hiệu quả”. Từ đó, “khuyên” Việt Nam cổ phần hóa hoặc giải thể các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước. Họ cố tình “không hiểu” nền kinh tế của Việt Nam hiện nay có nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, song “sở hữu nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước là đặc trưng, giữ vai trò chủ đạo”, được khẳng định tại Khoản 1, Điều 51, Hiến pháp năm 2013.
Đó là những cách nhìn phiến diện, phi khoa học. Bởi, mặc
dù một số không nhỏ doanh nghiệp nhà nước (bộ phận nòng cốt của kinh tế nhà nước)
thời gian qua có những hạn chế, yếu kém, nhưng đó là những yếu kém trong khâu tổ
chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, là sai lầm và yếu kém của một số cá nhân
lãnh đạo và nhà quản trị doanh nghiệp,… chứ không phải là sai lầm về quan điểm,
chủ trương kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Hơn nữa, toàn bộ nền kinh tế,
trong đó có kinh tế nhà nước dựa trên lực lượng sản xuất còn thấp kém, cùng với
nền kinh tế thị trường còn rất mới và hội nhập quốc tế, thì những hạn chế, yếu
kém của doanh nghiệp nước ta nói chung, doanh nghiệp nhà nước nói riêng là khó
tránh khỏi. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, không phải mọi doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều hoạt động có hiệu quả. Chúng ta đã chứng
kiến nhiều “đại gia” của kinh tế tư nhân làm ăn thua lỗ, mất trắng doanh nghiệp,
phải đi làm thuê hoặc rơi vào vòng lao lý, tù tội, v.v. Vì vậy, hiệu quả sản xuất,
kinh doanh không hẳn là do sở hữu quyết định.
Những thành tựu không thể phủ nhận của hơn 30 năm đổi
mới theo đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã
chứng minh rõ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là phù hợp với sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu, rộng
vào nền kinh tế thế giới; thoát khỏi vị thế của nước kém phát triển, trở thành
nước đang phát triển, có thu nhập trung bình với mức tăng trưởng kinh tế khá
cao trong nhiều năm. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước từ chỗ đạt 6,3 tỷ
USD vào năm 1989 đã không ngừng tăng lên, đạt hơn 240 tỷ USD vào năm 2018. Đánh
giá về vấn đề này, chiến lược gia về truyền thông của WEF 2018, Peter Vanham khẳng
định: “Nếu như cách đây chỉ khoảng 30 năm, kinh tế Việt Nam còn rất khó khăn.
Giờ đây, Việt Nam là một trong những “ngôi sao” trong nhóm các nước mới nổi”. Từ
một nước phải nhập khẩu lương thực, nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu
lương thực và đứng trong tốp đầu thế giới xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, dệt
may, da giày, đồ gỗ, điện tử, v.v. Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 230 quốc
gia và vùng lãnh thổ; là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. 71 nước đã
công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Nước ta đã ký 14 hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới với các nước, trong đó 11 hiệp định đã có hiệu lực. Thực
tiễn là chân lý. Những luận điệu xuyên tạc đường lối của Đảng về phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cổ súy, cố tình đòi tư nhân hóa
nền kinh tế chẳng thể thay đổi được những thành tựu mà đường lối đó đem lại.
Nội dung bài viết rất hấp dẫn, xin cảm ơn
Trả lờiXóaBài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa