Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

Có đúng là giai cấp công nhân hiện nay không còn sứ mệnh lịch sử


          
Sự thật không phải là như vậy. Bởi, sự vận động tất yếu của lịch sử thế giới trong gần một thế kỷ qua chính là bằng chứng chân thật để phủ nhận tuyên bố đó. Chủ nghĩa xã hội hiện thực vẫn tồn tại và ngày càng phát triển trong cải cách, đổi mới. Ngược dòng lịch sử, việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là công lao của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin và thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917), cùng với sự phát triển phong trào cách mạng thế giới thế kỷ XX đã chứng minh một tất yếu không thể phủ nhận vai trò sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân.

Trong khi đó, bước vào đầu thập niên 1970, thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản đã có những bước phát triển mới do tận dụng được những thành tựu mới của cách mạng khoa học-công nghệ vào phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng bản chất bóc lột giá trị thặng dư của người lao động làm thuê trong nền sản xuất tư bản không hề thay đổi va ngày càng khắc nghiệt hơn, làm cho giai cấp công nhân ngày càng bần cùng hóa cùng với mỗi bước phát triển của chủ nghĩa tư bản. Do vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản cũng bắt đầu ngay từ lúc họ mới ra đời chống lại “sự bóc lột công nhân, vô sĩ, trực tiếp, tàn nhẫn” của giai cấp tư sản.
Hiện nay, thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng học thuyết C.Mác vẫn sáng ngời, khẳng định giá trị của nó trong nhận thức chủ nghĩa tư bản hiện đại. Với niềm tin vững chắc vào tính tất yếu thắng lợi của sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đảng ta đã chỉ rõ “Chủ nghĩa xã hội trên thế giới từ những thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra những bước phát triển mới, theo quy luật tiến hoá của lịch sử loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghia xã hội.”
                                                                            
                                                     Cam

2 nhận xét: