Sau khi Nga tiến hành chiến
dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ucraina, lợi dụng sự kiện này, các đối tượng
phát tán nhiều bài viết trên các các trang mạng xã hội, như: Trên trang blog Việt
Nam thời báo, ngày 24/02/2022, đối tượng Phạm Lê Đoan đăng tải bài “Putin lên
án chủ nghĩa cộng sản”, nhằm xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, xuyên tạc vai trò
của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2 chống phát xít Đức. Thực chất đây
là lời lẽ xuyên tạc bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin,
phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin từ đó xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Như chúng ta đã biết chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nên tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của các đảng cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam. Tính cách mạng, khoa học và sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được lý luận và thực tiễn khẳng định. Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX ở nước Đức, do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập. Vào thời điểm đó, lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản phát triển rất mạnh mẽ, ưu thế của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được khẳng định và cách mạng tư sản đã giành thắng lợi. Thế nhưng, ngọn cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” và những lời hứa của giai cấp tư sản trong quá trình cách mạng lúc này chỉ còn lại là chiếc bánh vẽ”. Thành quả và lợi ích của cuộc cách mạng tư sản đã bị giai cấp tư sản chiến đoạt mà không hề đếm xỉa đến người bạn đồng minh là giai cấp vô sản. Bị lừa rối và phản bội, giai cấp vô sản đã thức tỉnh và họ hiểu rằng, kẻ thù của mình không phải là “máy móc” mà chính là giai cấp tư sản. Vì vậy, họ đã liên hiệp lại, kiên quyết đứng lên đấu tranh đòi lại quyền sống cho mình. Cuộc đấu tranh “một mất một còn” của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ngày càng quyết liệt. Sống trong thời đại ấy, C. Mác và Ph. Ăngghen tận mắt chứng kiến các biến cố lịch sử và phát hiện ra vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - những người “đào huyệt” chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Các ông đã xây dựng lý luận khoa học, cách mạng để trang bị cho giai cấp công nhân. Tất cả những điều nêu trên chỉ diễn ra trong thập kỷ thứ ba và thứ tư của thế kỷ XIX, khi những điều kiện khách quan đã phát triển, đạt độ chín muồi và tác động trực tiếp, cho phép các ông tiếp thu, kế thừa và xây dựng học thuyết khoa học, cách mạng cho giai cấp vô sản. Đó cũng là điều giải thích rõ: Tại sao các bậc tiền bối của C. Mác và Ph. Ăngghen lại không thể phát hiện ra vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và họ không thể xây dựng nên học thuyết khoa học, cách mạng cho giai cấp vô sản. Như vậy, chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử, từ các điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan chín muồi. Vì thế, kẻ nào đó lợi dụng cuôc khủng hoảng Nga – Ucraina để chống phá chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa cộng sản là hoàn toàn sai lầm, cần đấu tranh, lên án.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa