Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

VAI TRÒ CỦA KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TRONG THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

Thể chế chính trị ở nước ta có những nét đặc thù: Đảng Cộng sản Việt Nam là lược lượng duy nhất được nhân dân thừa nhận giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Nhà nước quản lý xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và phục vụ lợi ích của nhân dân; Nhân dân làm chủ thông qua các hình thức dân chủ và đại diện. Các thành tố trong hệ thống chính trị đều thống nhất về mục tiêu phấn đấu vì lợi ích của nhân dân. Đây là nét khác biệt với các thể chế chính trị khác bởi họ bảo vệ trước hết cho lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Đồng chí Tổng Bí thư giải thích rõ bản chất của chế độ chính trị của nước ta: “Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, là hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quan là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ… Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội”. Nhân dân tin tưởng uỷ quyền, trao quyền lực chính trị cho Đảng, cán bộ, công chức nhà nước trở thành công bộc của nhân dân. Vì thế, Tổng Bí thư yêu cầu phải:“Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quyền lực”.

1 nhận xét: