Mới đây, Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) lại ra thông cáo báo chí vu
cáo Nhà nước Việt Nam là một trong ba nước giam giữ nhiều nhà báo nhất trên thế
giới. Những cái tên được CPJ xướng lên làm “ví dụ điển hình” cho các nhà báo bị
giam giữ gồm Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Đoan Trang, Trương Duy
Nhất… Thực ra đây là một luận điệu không mới của CPJ. Chỉ cần nhìn vào những
cái tên trên đủ để thấy rằng CPJ xuyên tạc, bóp méo vấn đề quyền con người ở nước
ta như thế nào. Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Đoan Trang… dù trước
đây từng có giai đoạn hoạt động tại một số cơ quan báo chí, song do vi phạm
pháp luật, họ đã bị kỷ luật, thay đổi công việc, ở thời điểm bắt giữ thì họ
không còn là những nhà báo hay phóng viên như CPJ công bố. Trái lại, đó đều là
những đối tượng vi phạm pháp luật, bị bắt giữ và xét xử theo các quy định của
pháp luật.
Đơn cử, Phạm Chí Dũng đã sử dụng nhiều bút danh khác
nhau để viết, đăng tải 1.530 tin, bài viết trên trang “Việt Nam Thời báo” của tổ
chức bất hợp pháp “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” với nội dung tuyên truyền,
xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng
sản Việt Nam và chống Nhà nước XHCN Việt Nam; ngày 5/1/2021, TAND thành phố Hồ
Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phạm Chí Dũng 15 năm tù...
Hoặc gần đây, phiên tòa xét xử Phạm Thị Đoan Trang
ngày 14/12/2021. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, Đoan Trang có hành vi làm
ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam. Ngoài ra, Đoan Trang đã trả lời phỏng vấn trên truyền thông
nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng
chính quyền nhân dân.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện tại Việt Nam
có khoảng 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực báo chí, 779 cơ
quan báo chí, 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh - truyền hình với tổng số 87
kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình. Trong khi đó, sóng của các cơ quan
truyền thông quốc tế lớn như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS,
Bloomberg… đều được tiếp cận dễ dàng tại Việt Nam. Những năm qua, báo chí ở Việt
Nam đã thể hiện được quyền tự do ngôn luận và đều được quyền thông tin.
Nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo các quyền tự do báo chí vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Đi liền với đó, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lợi dụng tự do báo chí, tự do Internet, tự do ngôn luận để vi phạm pháp luật, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, xâm phạm lợi ích của công dân, kích động gây mất ổn định, chống lại Tổ quốc và sự thật thì những cá nhân và tổ chức trên không được công nhận là “nhà báo”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét