Lý luận khoa học, cách mạng
của chủ nghĩa Mác cũng như lý tưởng và sức sống mãnh liệt của Cách mạng Tháng
Mười Nga là những giá trị vĩnh hằng, có sức sống trường tồn cùng nhân loại bởi
“cái ngày vĩ đại ấy càng cách xa chúng ta thì ý nghĩa của cuộc CMVS Nga càng trở
nên rõ rệt, chúng ta cũng càng suy nghĩ sâu về toàn bộ kinh nghiệm thực tiễn của
công tác của chúng ta”, thấy rõ hơn giá trị và ý nghĩa hiện thực của Cách mạng
Tháng Mười Nga; đặc biệt là những cống hiến vĩ đại của Lênin đối với việc khai
mở con đường thực hiện tiến bộ xã hội, đưa các dân tộc thuộc địa thoát khỏi ách
áp bức, bóc lột, trở thành chủ nhân xây dựng cuộc sống mới, sống trong hòa
bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
Chúng ta nhận thức sâu sắc
rằng, phát triển không phải là một đường thẳng mà có lúc sẽ diễn ra quanh co,
phức tạp. Sự ra đời, tồn tại, phát triển và sụp đổ của các nước XHCN ở
Đông Âu và Liên Xô trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20 phần nào đã nói lên sự “dích
dắc” đó. Song, không vì thế mà tiến trình lịch sử bị đảo lộn, bị “ngưng đọng”,
“thụt lùi”.
Theo quy luật tiến hóa của
loài người, lịch sử vẫn tiếp tục vận động và phát triển. Những tổn thất từ sự sụp
đổ của một số nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô là đáng tiếc nhưng nó chỉ có thể
làm chậm bước tiến của nhân loại trên con đường đi lên CNXH.
Song, nó cũng nói lên rằng,
các thế lực thù địch không thể và không bao giờ xóa bỏ được lý tưởng Cách mạng
Tháng Mười Nga cũng như mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH mà Đảng, Bác Hồ và dân
tộc ta đã lựa chọn. Điều này đã được Đảng ta khẳng định: “Lịch sử đang trải qua
những bước quanh co, phức tạp, song “loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới
CNXH, vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”.
Vì vậy, khi nói về ý
nghĩa thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đó
là thắng lợi của lý tưởng cộng sản, của Cách mạng Tháng Mười Nga, thắng lợi của
chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thắng lợi của cách mạng
Việt Nam đã chỉ ra một chân lý không thể nào bác bỏ, đó là bất cứ một xã hội
nào đã tỏ ra lỗi thời, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc, cản trở
tiến bộ xã hội thì tất yếu sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội khác cao hơn,
tiến bộ hơn; đó là xã hội XHCN-giai đoạn đầu của CNCS.
Con đường xóa bỏ sự lạc hậu,
lỗi thời, tệ nạn người áp bức, bót lột người là đi theo tấm gương Cách mạng
Tháng Mười Nga vĩ đại.
Sự sụp đổ của chế độ XHCN
theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước Đông Âu đem lại cho chúng ta nhiều
bài học sâu sắc, cần suy ngẫm, rút kinh nghiệm để chỉ đạo sự nghiệp đổi mới,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: Bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào,
người cộng sản đều phải kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý
tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga, con đường cách mạng vô sản, luôn độc lập, tự chủ,
năng động, sáng tạo, thường xuyên đổi mới, tỉnh táo đi lên CNXH.
Trong đó, đổi mới nhận thức,
bổ sung, phát triển lý luận về đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
phù hợp với thời cuộc hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Học tập, tin
theo Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta cần đổi mới nhận thức, vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn
cách mạng Việt Nam. Làm tốt điều này là thiết thực bảo vệ và góp phần tăng thêm
sức sống cho chủ nghĩa Mác-Lênin - nền tảng tư tưởng của Đảng trong điều kiện lịch
sử mới.
Có thể nói rằng, lý luận
về đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo là một sáng tạo trong vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Không thể vì sự sụp đổ của chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở
Liên Xô và Đông Âu mà ai đó đã vội quy kết, coi nó là “sự phá sản”, “sự sụp đổ”
của chủ nghĩa Mác-Lênin, của lý luận về CNXH khoa học hay sự thất bại của lý tưởng
Cách mạng Tháng Mười Nga.
Đó chỉ là sự ngộ nhận và
là quan điểm hoàn toàn sai trái, cần loại bỏ. Trái lại, những gì đã diễn ra ở
Liên Xô và các nước Đông Âu những năm 90 của thế kỷ 20 là minh chứng khẳng định
rằng, trong tình hình hiện nay, bất cứ đảng cộng sản nào và bất cứ ai, nếu coi
thường chủ nghĩa Mác-Lênin, đi ngược lại lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga,
thì tất yếu sẽ mắc phải sai lầm về chính trị, và mọi sai lầm đều phải trả giá đắt:
Đảng Cộng sản mất vai trò lãnh đạo; chế độ XHCN sụp đổ, xã hội sẽ rơi vào rối
loạn, nhân dân sẽ đau khổ, lầm than. Đó là kết cục đáng tiếc về sự sai lầm,
khinh thường chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đối với Đảng Cộng sản Việt
Nam, ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, đặc biệt từ Đại hội VII (1991), Đảng
đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã
hội. Do vậy, kiên trì, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn
đề có tính nguyên tắc số một đối với Đảng ta, vì điều căn cốt này liên quan trực
tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ ta.
Một trong những yêu cầu,
giải pháp hàng đầu để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu mà Đại
hội XIII của Đảng vạch ra là bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong
tình hình mới, đặc biệt là nghiên cứu, khai thác những giá trị quý báu của chủ
nghĩa Mác-Lênin, toàn bộ di sản mà Người để lại cho nhân loại, đặc biệt là lý
luận về xây dựng đảng mác xít kiểu mới, về chính sách kinh tế mới (NEP), về chiến
tranh và hòa bình...
Qua đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn chủ nghĩa Lênin-ngọn nguồn bí mật đã đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam và Người đã mở ra con đường mới cho cách mạng Việt Nam-con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
bài rất hay
Trả lờiXóa