Xã hội nào muốn tồn tại,
phát triển cũng đều phải được quản trị bằng hệ thống chuẩn mực đạo đức xã hội
và bằng hệ thống luật pháp, nhất là trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền
hiện nay. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn đạt thật dung dị, dễ hiểu,
dễ nhớ về tính tất yếu phải thực hiện những chuẩn mực đạo đức và quy định của
pháp luật ở mỗi thể chế chính trị: “Chúng ta ai cũng biết, một gia đình muốn
êm ấm, hoà thuận hạnh phúc thì cùng với sự dạy bảo, khuyên nhủ còn phải có
khuôn phép, gia phong, nền nếp (nếp nhà): “Trên kính dưới nhường”, tôn
ti trật tự, không thể vô lễ, vô phép, “cá mè một lứa”, “thượng hạ bằng đẳng”...;
không có cái kiểu “Nhà kia lỗi phép con khinh bố/Mụ nọ chanh chua vợ chửi
chồng” như cụ Tú Xương đã từng phê phán; như thế là một gia đình vô phúc.
Một làng, một xã, một dòng họ cũng có hương ước, quy ước, lệ làng; một cơ quan,
một công sở phải có “nội quy”; một tổ chức, đoàn thể phải có “quy chế”, có “điều
lệ”...”; Một đất nước, một xã hội muốn tốt đẹp thì bên cạnh sự giáo dục, sự
khuyên nhủ, càng phải có kỷ cương, phép nước, phải có pháp luật nghiêm minh để
bảo vệ cái tốt, cái đúng; răn đe, trừng trị những cái xấu, cái sai, có hại cho
dân cho nước, tức là phải có sự quản lý bằng cơ chế, pháp luật, phải có phép nước”.
Như vậy, quyền lực trong
thể chế chính trị là vấn đề không thể thiếu để duy trì trật tự xã hội, đảm bảo
lợi ích chung của cộng đồng nhưng quyền lực chính trị cũng có xu hướng bị lạm dụng
để vun vén lợi ích cá nhân bởi những người được trao nắm quyền. Các cơ
quan, tổ chức, cá nhân được nhân cử ra để duy trì trật tự pháp lý đó cũng có thể
lạm quyền, lộng quyền và vi phạm pháp luật và vì thế, cũng cần phải có chế tài
xử lý nghiêm minh để xã hội thực sự công bằng, thể hiện thượng tôn pháp luật.
Vì vậy, kiểm soát quyền lực chính trị là tất yếu khách quan đối với bất cứ thể
chế chính trị nào.
bài rất thiết thực
Trả lờiXóa