Bệnh tham nhũng trong cán
bộ, đảng viên được Hồ Chí Minh diễn đạt trong một thuật ngữ chung
nhất là tham ô. Người chỉ rõ bản chất của tham ô là hành
vi “lấy của công làm của tư. Là gian lận, tham lam”, “tham ô là trộm cướp”. “Của
công” chính là tài sản của nhân dân, do nhân dân đóng góp, phục vụ mục
đích chung là giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Bất cứ hành vi nào lấy “của
công” làm “của tư” cũng đều là hành vi tham ô... Trong “Thư gửi UBND các kỳ, tỉnh,
huyện và làng, Người đã chỉ ra 6 “lầm lỗi rất nặng nề” của cán bộ cần phải ra sức
sửa chữa đó là: Trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, kiêu ngạo. Trong đó,
Người đặc biệt cảnh báo và lên án hành vi “lấy của công dùng vào việc tư, quên
cả thanh liêm, đạo đức...”.
Thực tiễn cho thấy, Cách
mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, Đảng Cộng sản Việt Nam có vinh dự lớn lao trở
thành Đảng cầm quyền. Thắng lợi của của cuộc cách mạng đó là biểu tượng của trí
tuệ, bản lĩnh, sức sáng tạo phi thường và “tư cách của một Đảng cách mệnh chân
chính”. Tuy nhiên, nước nhà giành được độc lập chưa lâu, chính quyền cách mạng
non trẻ lại phải đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn của giặc đói, giặc
dốt và giặc ngoại xâm; tình cảnh đất nước hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”.
Bên cạnh tập trung giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền dân chủ,
nhân dân, Đảng ta lại phải đối phó với giặc nội xâm còn nguy hại hơn đó là chủ
nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo
cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, “miễn
là mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Người khẳng định, chủ nghĩa cá nhân là
bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bệnh con nguy hiểm; một thứ vi trùng rất độc, do nó
mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm khác. Trong số những căn bệnh do chủ
nghĩa cá nhân gây ra, tham nhũng là căn bệnh nguy hiểm nhất, là “hành
động xấu xa nhất, tội lỗi, đê tiện nhất”. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trộm cắp
tiền bạc của Nhân dân, tổn hại kinh tế của Chính phủ, cũng là mật thám, phản quốc,
nếu không phải là tệ hơn nữa”. Người cũng nhắc lại lời cảnh báo của V. I.
Lênin: “Không xử bắn lũ ăn của đút lót… đó là một điều xấu hổ cho những đảng
viên cộng sản, cho những người cách mạng… Phải lập tức đề nghị một đạo luật để
trừng trị những vụ hối lộ (ăn hối lộ, tặng hối lộ, và những cách hối lộ
khác)”. Không phải ngẫu nhiên mà người đứng đầu Đảng và Chính phủ lại
dám thẳng thắn phê phán gay gắt như thế đối với những khuyết điểm, sai lầm của
cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh hiểu rất rõ rằng, đây là những lỗi lầm đặc biệt
nghiêm trọng, có hại cho dân, cho nước cần phải ra sức kiên trì sửa chữa. Đặc
biệt, sự phê phán không chỉ bằng văn thư hành chính nội bộ mà còn công khai lên
báo chí công luận, như để tự phê bình, tự kiểm điểm trước nhân dân. Việc chỉ ra
đích danh tham ô là hành vi “trộm cướp”, “là mật thám, phản quốc” đủ
để quần chúng thấy rõ quan điểm, thái độ của Đảng ta không chấp nhận sự tồn tại
của những hành vi ấy trong đời sống chính trị của Đảng và toàn dân. Đồng thời.
là sự khởi đầu cho việc hình thành một lối sống văn hóa trong Đảng, một tập
quán chính trị tiến bộ và là tiêu chí quan trọng của một đảng “là đạo đức, là
văn minh” - đã là cán bộ, đảng viên phải trong sạch, phải nói không với tham
nhũng.
Hồ Chí Minh không chỉ
dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, chỉ rõ thực trạng tham nhũng bằng thái độ kiên
quyết không “giấu giếm khuyết điểm” mà quan trọng hơn Người đặt niềm tin tuyệt
đối vào thắng lợi tất yếu trong cuộc đấu tranh đó. Đó là niềm tin cách mạng và
khoa học chứ không phải là “ý niệm tuyệt đối” trong giáo lý tôn giáo; thể hiện
ý chí quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, sai lầm, chỉ ra con đường và biện pháp diệt
trừ tham nhũng. Bởi vì, đó là danh dự, lương tâm của những người cộng sản, nếu
không làm được như vậy thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Tuy nhiên, cũng cần bàn thêm ở đây, để đấu tranh diệt trừ tham nhũng mà không
gây ra hoang mang cho những cán bộ dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm và thức
tỉnh cán bộ đảng viên “cải tả quy chính”, theo Hồ Chí Minh phải hết sức thận trọng,
bình tĩnh, tỉnh táo và mưu lược. Nghĩa là, phải có chiến lược phòng chống tham
nhũng cụ thể, xác định rõ quyết tâm, kiện toàn tổ chức, bố trí lực lượng, định
ra phương pháp, phương tiện đấu tranh, tuyệt nhiên không phải là hành động tự
phát, nhất thời. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ắt phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức,
ắt phải có lãnh đạo và trung kiên”. Trên cơ sở nhận diện đúng nguyên
nhân nảy sinh tham nhũng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra đúng “phác đồ điều trị” để
phòng, chống tham nhũng.
Chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và với quyết tâm cao
Trả lờiXóa