Trong xây dựng cơ chế, đồng
chí Tổng Bí thư nhắc đến rất nhiều như: “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa là nhà nước có hệ thống pháp luật hiện đại, chặt chẽ, và thực hiện nghiêm
minh. Vì thế, cần phải “đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế,
pháp luật và tổ chức thi hành nghiêm túc, bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống
nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, tạo động lực mới cho phát triển
kinh tế - xã hội, phát triển đất nước nhanh và bền vững”. Cần “tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững
về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường... khơi dậy mọi
tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất
nước. Trước hết, tập trung hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở thống nhất nhận thức đây
là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Chú trọng xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách để giải quyết hiệu
quả, hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Đặc biệt, phải
tạo được những bước đột phá thực sự về thể chế để giải quyết những vấn đề thực
tiễn đang đặt ra, rất thiết thực và cụ thể”.
Đồng chí Tổng Bí thư yêu
cầu “các cơ quan nội chính đã thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược,
đề xuất với Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, chính sách lớn về lĩnh vực nội
chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp”; “thực hiện tốt vai trò là
nòng cốt trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ cuộc
sống bình yên của nhân dân, tạo môi trường hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn
để phát triển đất nước”.
Trong tổ chức thực hiện
cơ chế, đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu phải “khắc phục bằng được sự yếu kém,
chậm trễ trong công tác lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chủ trương, luật
pháp, chính sách, thực thi công vụ. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với
tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; nâng cao chất
lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Tiếp tục
thực hiện chiến lược cải cách tư pháp; nâng cao uy tín và hiệu quả của hoạt động
tư pháp”.
Đặc biệt, người kiểm
soát quyền lực cũng phài chịu sự kiểm soát quyền lực: “Để hoàn thành nhiệm
vụ kiểm tra, giám sát trong bối cảnh hiện nay, điều quan trọng quyết định là phải
tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra; phải tập trung xây dựng đội
ngũ cán bộ kiểm tra đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Các cơ quan
kiểm tra cùng với các cơ quan nội chính, thanh tra, điều tra, kiểm sát, xét xử
phải thật sự là những “thanh bảo kiếm” sắc bén, có phẩm chất đạo đức trong
sáng, trong sạch, chí công vô tư, có dũng khí đấu tranh ngăn chặn những việc
làm sai trái, lợi ích nhóm, mưu lợi cá nhân. Cán bộ kiểm tra phải là những chiến
sĩ kiên cường, có bản lĩnh, nắm chắc các cơ chế, chính sách, Điều lệ Đảng, các
quy chế, quy định của Đảng và Nhà nước; đặc biệt phải có dũng khí đấu tranh,
chính trực và hơn ai hết phải liêm, phải sạch. Không liêm, không sạch thì không
nói được ai, không kiểm tra, giám sát, không kỷ luật được người khác. Phải chống
tiêu cực ngay trong các cơ quan và cá nhân những người làm công tác chống tiêu
cực. Phải không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức; luôn phấn đấu, rèn luyện
tác phong công tác, không kiêu ngạo, không say sưa với thành tích, giữ gìn phẩm
chất, đạo đức, tâm huyết, kiên quyết và trách nhiệm cao trong nghề nghiệp; phải
thực sự gương mẫu trong cuộc sống và công tác, thực sự công tâm, khách quan, đặt
lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải là những
“Bao Công” trong thời đại mới. Nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát trong thời
gian tới hết sức nặng nề. Cán bộ kiểm tra luôn phải đối mặt, đấu tranh với những
sai phạm, tiêu cực của đồng chí, đồng đội và cả những người thân; luôn phải đấu
tranh với chính mình để không phạm phải những cám dỗ đời thường. Đó là thách thức
không nhỏ”.
Để xây dựng được đội ngũ
“Bao Công” nêu trên, đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu phải“Tiếp tục kiện toàn tổ chức
bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức
năng phòng, chống tham nhũng. Xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định để
ngăn ngừa có hiệu quả sự tác động tiêu cực, không lành mạnh vào hoạt động của
các cơ quan này. Đặc biệt, phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác
phòng, chống tham nhũng thật sự có bản lĩnh, thật sự liêm chính, trong sạch;
không chịu bất cứ sức ép không trong sáng nào của tổ chức, cá nhân; bất cứ sự
cám dỗ, mua chuộc nào của những kẻ phạm tội. Có chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo
động lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng nỗ lực phấn đấu,
toàn tâm, toàn ý với công việc. Tôi đã nhiều lần nói: Phải phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực!”.
Với những kết quả nổi bật về phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, với tinh thần không ngừng, không nghỉ trước nguy cơ tham nhũng của Đảng duy nhất cầm quyền, những nội dung kiểm soát quyền lực chính trị trong cuốn sách có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là những chỉ dẫn quan trọng để các tổ chức đảng, đảng viên và nhân dân cùng hệ thống chính trị thực hiện trong thời gian tới./.
giải pháp rất đúng đắn
Trả lờiXóa