Trong những năm gần đây,
Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều sự kiện đối ngoại song phương và đa phương
quan trọng. Việc hoàn thành xuất sắc vai trò chủ nhà của các sự kiện đối ngoại
tổ chức tại Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong việc cụ thể hóa và thực hiện đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, không chỉ góp phần nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn là những bằng chứng sinh động, thuyết phục,
phản bác đanh thép những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch về đường lối đối
ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta.
Do vị trí, tầm quan trọng
và những thành tựu to lớn của đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng
và Nhà nước ta, thời gian gần đây, trước những diễn biến phức tạp của tình hình
khu vực và thế giới, các thế lực thù địch gia tăng mũi nhọn tấn công xuyên tạc,
chống phá đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam. Thủ đoạn của các thế lực
là gia tăng cường độ, tần suất và diện bao phủ của các thông tin xuyên tạc về đối
ngoại, tập trung vào những nội dung:
Thứ nhất, thông tin sai lệch
việc triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng của Đảng, Nhà nước ta. Thứ hai,
Các thế lực thù địch tìm cách cản trở Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế, mặt
khác, tác động, lôi kéo, mua chuộc các đối tác từ bên ngoài để gây sức ép, tác
động vào bên trong đất nước; quốc tế hóa những vấn đề nội bộ của Việt Nam. Thứ
ba, lợi dụng các vấn đề đối ngoại để xuyên tạc các lĩnh vực có liên quan, âm
mưu “một mũi tên trúng nhiều đích”, nhất là xuyên tạc các vấn đề nhạy cảm về chủ
quyền, kinh tế, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Thứ tư, chống phá trước, trong
và sau các hội nghị ngoại giao lớn do Việt Nam tổ chức. Trước khi các hội nghị
ngoại giao lớn diễn ra, các thế lực thù địch tung các thông tin sai lệch về
tình hình đất nước, về công tác chuẩn bị, về đường lối ngoại giao của ta… gây
nhiễu, rối thông tin, làm bất lợi việc tổ chức, kêu gọi “tẩy chay” sự kiện;
trong hội nghị tiếp tục gửi các “thư ngỏ”, “kiến nghị” đến các đoàn, cơ quan
ngoại giao nước ngoài yêu cầu can thiệp các vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn
giáo…; sau hội nghị đưa ra các đánh giá hạ thấp, bôi đen, phủ định thành công của
sự kiện, hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trước những sự chống phá trên, công tác đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế là yêu cầu cấp thiết, thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc đăng cai và tổ chức thành công những sự kiện, diễn đàn, hội nghị ngoại giao lớn. Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, việc tổ chức thành công những sự kiện ngoại giao lớn đã góp phần quan trọng nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để củng cố, bồi đắp, gia tăng sức mạnh nội lực, tiềm lực đất nước…, qua đó tự nó là minh chứng sinh động, bằng chứng thuyết phục để bẻ gãy những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa