Xét ở góc độ luật
pháp, “đại diện” là việc một người, một cơ quan, tổ chức nhân
danh người, cơ quan, tổ chức khác xác lập, thực hiện hành vi pháp lí trong phạm
vi thẩm quyền đại diện. Quyền đại diện được xác lập theo sự ủy quyền, theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc
theo quy định của pháp luật… Trong hiến pháp và pháp luật của hầu hết các quốc
gia trên thế giới, “đại diện” là một trong những chế định quan trọng được
ghi nhận. Ví dụ như tại Mục 1, Điều 3 của Hiến pháp Nga: “Nhân
dân Nga đa sắc tộc là đại diện cho chủ quyền và là nguồn duy nhất của quyền lực
ở Liên bang Nga”, hoặc trong Điều 135, Bộ luật Dân sự năm 2015 của
Việt Nam, “quyền đại diện” cũng được quy định rõ: “Quyền đại diện được
xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện; theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định
của pháp luật”... Lấy cơ sở pháp lý làm căn cứ, chúng ta thấy những hoạt động (từ
phát ngôn cho đến các hành động cụ thể) của những người trong Việt
Tân, Việt Quốc, Khối 8406, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời... chỉ
nhân danh cho chính bản thân họ hoặc cho một nhóm người “cùng chung tham vọng”;
việc đưa ra các “tuyên ngôn” chẳng qua chỉ là chiêu bài lừa mị những người nhẹ
dạ cả tin, những người đã lâu không có điều kiện nắm bắt tình hình trong
nước...; các bài viết đăng tải trên Internet của họ chỉ thể hiện
quan điểm cá nhân, nhóm người và hoàn toàn không phải là quan điểm
đại diện cho nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, những người này không có bất kỳ
cơ sở pháp lý nào (sự ủy quyền, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, điều lệ pháp nhân, quy định của pháp luật…) để có thể “đại diện” cho số
đông hay “nguyện vọng của đa số”, nhất là khi nguyện vọng của đa số ở đây
không phải là mong ước chính đáng, phù hợp của tất cả các tầng lớp nhân
dân và các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam, mà chỉ
là tham vọng của một nhóm người mang mưu đồ ích kỷ, xấu xa.
Khi đã không có cơ sở pháp lý để “đại diện” cho “nguyện vọng của đa số” thì cái gọi là “phương cách hòa hợp” cũng chỉ là viển vông. Đối với những kẻ không có tư cách đại diện, lại thường xuyên sử dụng các hành động khủng bố thì dĩ nhiên các “phương cách hòa hợp” chỉ đơn thuần là một cách diễn đạt nhằm đánh tráo khái niệm, và mục đích chính là nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, cuối cùng là đòi đa nguyên đa đảng tại Việt Nam.
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa