Đảng Cộng sản Việt Nam
"là một khối thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm
nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách, tự
phê bình và phê bình, thực hiện dân chủ đầy đủ và kỷ luật chặt chẽ trong sinh
hoạt đảng”. Sức mạnh tổ chức to lớn của Đảng là ở sự thực hiện đầy đủ
nguyên tắc này. Tình trạng tập trung quan liêu, gia trưởng độc đoán, không tôn
trọng ý kiến cấp dưới hay không phát huy trí tuệ tập thể dễ dẫn đến những quyết
định sai lầm hoặc tình trạng cục bộ, vô kỷ luật gây hậu quả tai hại… đều làm
suy yếu sự đoàn kết trong Đảng, đều làm cho sự lãnh đạo của Đảng kém hiệu lực.
Vì thế, mọi cán bộ, đảng viên đều phải nêu cao tinh thần gương mẫu thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.
Song trên thực tế, nguyên
tắc tập trung dân chủ luôn là mục tiêu công kích, xuyên tạc của các thế lực thù
địch, cơ hội, xét lại và nhũng người nhân danh dân chủ, mượn danh dân chủ để
xuyên tạc, công kích, hòng phá hoại các Đảng Cộng sản nói chung, Đảng Cộng sản
Việt Nam nói riêng. Các nhà "ảo dân chủ", "ngộ dân chủ" còn
suy diễn rằng, trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thì nếu đặt tập
trung ở phía trước và dân chủ ở phía sau, thì có nghĩa là tập
trung chính là mục đích, còn dân chủ chỉ là phương tiện. Vì thế,
dân chủ chỉ là hình thức, nửa vời, là "bánh vẽ"… Đây chính là kiểu lập
luận có chủ đích của những người nhân danh dân chủ, khoác áo dân chủ để quy chụp,
xuyên tạc.
Dù nguyên tắc tập trung
dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động cuả một Đảng Mácxít
Lêninnit, nhưng thực tế cũng cho thấy, nguyên tắc này không phải lúc nào và ở
nơi đâu cũng được thực hiện một cách nghiêm túc. Lịch sử đã chứng kiến nguyên tắc
này bị vô hiệu hóa trong quá trình tiến hành cải cách, cải tổ của Đảng Cộng sản
Liên Xô và các Đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu những thập niên trước. Việc từ
bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những sai lầm "không thể cứu
vãn" khiến cho các Đảng này tan rã, mất vai trò lãnh đạo xã hội. Việc Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.Goócbachốp vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ
khi quyết định giải tán Ban Chấp hành Trung ương Đảng… làm cho Đảng Cộng sản
Liên Xô tan vỡ là một bài học xương máu.
Rút kinh nghiệm sâu sắc
bài học của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt
Nam nghiêm ngặt thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động;
gắn mở rộng dân chủ đi đôi với củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng.
Trong toàn Đảng, những vấn
đề cơ bản, quan trọng (chủ trương, nghị quyết của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị
về thực hiện nhiệm vụ chính trị; công tác cán bộ, công tác nhân sự cấp ủy, cơ
quan…) đều phải được dân chủ thảo luận trong tập thể cấp ủy/lãnh đạo cơ quan/tổ
chức đảng từ cao đến thấp theo phạm vi, quyền hạn được xác định. Quyết định của
cấp ủy được quyết định theo đa số và ý kiến thiểu số vẫn được bảo lưu để trình
cấp trên xem xét, nhưng khi nghị quyết đã ban hành, thì mọi đảng viên đều phải
đồng lòng nói và làm theo nghị quyết. Trong toàn Đảng, mọi cấp uỷ đều thực hiện
sự lãnh đạo tập thể (được bàn bạc và quyết định tập thể) đi đôi với tăng cường
trách nhiệm cá nhân; "mọi cấp uỷ viên có quyền và có trách nhiệm phát biểu
ý kiến, tranh luận thẳng thắn, tham gia các quyết định của cấp uỷ. Chống mọi biểu
hiện độc đoán, gia trưởng, áp đặt ý kiến cá nhân, hoặc nể nang, né tránh”.
Trong công tác lãnh đạo
và chỉ đạo thực hiện, Đảng xác định tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau; trong đó, "tập thể lãnh đạo không phủ nhận
trách nhiệm cá nhân, trái lại phải trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm cá
nhân. Mọi cá nhân trên cương vị của mình phải chủ động đóng góp ý kiến với tập
thể để tập thể có được quyết định chính xác, và dám chịu trách nhiệm trong việc
chấp hành các nghị quyết của tập thể, dám tự phê bình và thành khẩn nhận khuyết
điểm của mình trong việc chấp hành các nghị quyết ấy”. Đồng thời, mọi cấp ủy
từ Trung ương đến địa phương đều quán triệt sâu sắc rằng, bất cứ người đứng đầu
nào cũng không được lợi dụng/lạm dụng quyền lực của mình (được bầu/ được
trao) để mưu cầu lợi ích cá nhân/nhóm lợi ích và "bất cứ người lãnh đạo
nào cũng không được tự đặt mình ra ngoài tổ chức, tự cho mình quyền nói và làm
khác quyết định của tập thể. Cấp dưới, dù cho người đứng đầu là ủy viên Trung
ương, cũng không thể tự cho mình quyền không thi hành hoặc làm trái chỉ thị của
cấp trên. Tăng cường sự lãnh đạo tập thể, mở rộng sinh hoạt dân chủ”.
Vì vậy, mọi hiện tượng,
biểu hiện “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, "nói một đằng nhưng làm một nẻo",
"nói trong hội nghị khác nhưng phản ánh lên cấp trên khác" hoặc lợi dụng
tập trung dân chủ vì mục đích không chính đáng… đều là những hạn chế cần phải
khắc phục trong quá trình thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; đều là trái với
nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Những hạn chế này vừa không
khuyến khích người đứng đầu nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm, lại vừa tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ hoặc lạm dụng
quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân; đồng thời, cũng dễ tạo kẽ
hở cho các phần tử phản động, cơ hội xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng.
Thực tế ở Việt Nam, việc
mở rộng sinh hoạt dân chủ trong Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt của các cấp
ủy, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, kiểm tra và giám sát gắn liền với việc
không ngừng hoàn thiện, thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn nguyên tắc tập trung
dân chủ; tiếp tục xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lãnh đạo tập trung và phát
huy dân chủ, bảo đảm để nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ được thực hiện
nghiêm trong Đảng mà đã và đang trở thành nguyên tắc quản lý của một xã hội
văn minh, hiện đại, nhằm xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, phát
triển bền vững.
Trong những năm qua, dân
chủ xã hội chủ nghĩa đã ngày càng trở thành hiện thực sinh động, nhất là trong
hơn 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực thi;
nhân dân là người làm chủ xã hội, được thụ hưởng những thành quả của mình tạo
ra đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ. Bao
nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới,
xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc
của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ
Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở
nơi dân”…
Cùng với thời gian, chế độ
dân chủ, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc
về nhân dân ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn gắn với kỷ luật, kỷ cương; được
thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm và được phổ biến sâu rộng đến
mọi người dân. Việc thực hành dân chủ trong Đảng có ý nghĩa quyết định đối với
phát triển dân chủ trong tổ chức, hoạt động của cả hệ thống chính trị gắn với
dân chủ hóa đời sống xã hội, bởi dân chủ tạo sự đồng thuận xã hội và đồng thuận
xã hội tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011) tiếp tục nhất quán mục tiêu xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta
xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do
nhân dân làm chủ; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
Gần đây nhất, bài viết “Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 16/5/2021 cũng
đã tiếp tục khẳng định và làm rõ: Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ
nghĩa, vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Dân chủ vừa là bản chất vừa là động lực; đồng
thời, cũng chính là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo nhân dân kiên định xây dựng trong suốt 9 thập niên qua. Đó là sự
thật đã được kiểm chứng bởi lịch sử Việt Nam hiện đại; bởi sự tin tưởng, ủng hộ,
đi theo của các tầng lớp nhân dân; bởi sự ghi nhận của các tổ chức quốc tế. Lịch
sử cách mạng Việt Nam là minh chứng khẳng định rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
“nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt
mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ. Các cơ quan chính quyền là
thống nhất, tập trung. Từ hội đồng nhân dân và ủy ban kháng chiến hành
chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp
dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương. Thế là vừa
dân chủ vừa tập trung”.
Vì thế, có thể khẳng định chắc chắn rằng: Nghiêm ngặt thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là để Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, thống nhất trong tư tưởng và hành động; đảm bảo lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Nguyên tắc tập trung dân chủ chắc chắn không phải là sự chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ như các thế lực thù địch xuyên tạc, thêu dệt, cho nên, bất cứ sự buông lỏng nào trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ cũng sẽ dẫn đến tình trạng vô chính phủ, tạo ra phe phái, lực lượng đối lập với Đảng, phá hoại sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng! Vì thế, những luận điệu phản động cho rằng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhằm mục đích "bảo vệ vị trí độc tài" của Đảng và "thao túng quyền lực" của một nhóm người trong Đảng; việc Đảng thực hành tập trung dân chủ trong Đảng và trong xã hội chỉ là sự "ảo tưởng" "mị dân"… đều là sự xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, hoạt động của Đảng nói riêng, cần phải bác bỏ!.
Mỗi người dân Việt Nam yêu nước hãy hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, kiên quyết, kiên trì, nhận thức rõ luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch để có hành động đúng.
Trả lờiXóa