Phải khẳng định đó là
quan điểm sai lầm, đáng phê phán và lên án. Hiện nay, phát huy truyền thống văn
hóa dân tộc kết hợp thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc: “Đối
với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa
họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ
vang”, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chính sách, luật
pháp cùng những hành động thiết thực về hòa giải, hòa hợp dân tộc,
có thể kể đến Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở
nước ngoài, Quy chế miễn thị thực cho người Việt Nam ở nước ngoài, Chỉ thị
45-CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ
Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình
hình mới... Đặc biệt, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã được Đảng
cụ thể hóa vào các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, như: “đề cao tinh thần dân
tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người
Việt Nam ở trong và ngoài nước”, “Hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có
địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hòa nhập xã
hội nước sở tại”, “Làm tốt công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài
và tranh thủ tối đa nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đóng góp phục
vụ phát triển đất nước”. Các cơ quan chuyên trách về công tác người Việt ở
nước ngoài (Ủy ban người Việt ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao) cũng đã làm tốt công
tác hòa hợp, hòa giải dân tộc thông qua giúp người Việt Nam ở nước ngoài ổn định
cuộc sống, hội nhập vào xã hội sở tại, hướng về Tổ quốc…
Những lý lẽ nêu trên cho
thấy: không hề có cái gọi là “đãi bôi” hay “con đường nửa vời” trong
việc ban hành các chính sách, luật pháp về hòa giải, hòa hợp dân tộc của
Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta luôn tỏ rõ thiện chí trong quá trình hòa hợp dân
tộc. Trong đó, việc chủ động chào đón sự trở về của những kiều bào từng làm việc
cho chế độ cũ, từng rời bỏ đất nước... là minh chứng tiêu biểu nhất. Trường hợp
của nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ là một
ví dụ điển hình. Trở về quê hương sau gần 30 năm xa xứ, ông đã khẳng
định: “Đại đoàn kết dân tộc là chính sách đúng đắn của chính phủ Việt Nam, trong
đó xem kiều bào ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Hoặc
như trường hợp của nguyên chuẩn tướng, quyền Tổng tham mưu trưởng Quân lực
Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Hữu Hạnh: Từ khi còn nắm giữ quyền lực
trong chế độ cũ cho đến lúc qua đời (2019) tại Thành phố Hồ Chí
Minh, nhân sĩ Nguyễn Hữu Hạnh đã có những việc làm thiết thực, trở
thành “một tấm gương tiêu biểu của những người Việt Nam chân chính, có tinh thần
dân tộc và yêu nước, cho dù chỗ đứng ở đâu, cương vị thế nào vẫn luôn hướng về
đất nước và dân tộc”.
Không chỉ dang tay đón nhận những người con Việt Nam thiết tha thực tâm trở về với đất mẹ, Đảng và Nhà nước còn có những việc làm thiết thực, nhân văn để giúp đỡ, bảo hộ công dân đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Việc hỗ trợ người bị nạn (bao gồm cộng đồng người Việt) trong cơn bão Katrina năm 2005 ở Mỹ; việc khuyến cáo và có những hành động kịp thời để bảo hộ công dân tránh khỏi những tổn thất về người và của trước những xung đột, biểu tình, đảo chính ở một số nước, khu vực; việc tiến hành đưa người Việt ở nước ngoài trở về Tổ quốc trước đại dịch COVID-19... đã chứng minh cho thiện chí hòa hợp và tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, không để các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá đất nước
Trả lờiXóa