1. Hiến pháp năm 1946. Ngày 9/11/1946, tại Kỳ họp thứ hai,
Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, tuyên bố nước
Việt Nam độc lập từ Bắc đến Nam, theo chế độ dân chủ nhân dân, quyền bính trong
nước là của toàn thể nhân dân không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo,
giai cấp, tôn giáo; các quyền tự do dân chủ được đảm bảo.
2. Hiến pháp năm 1959. Ngày 31/12/1959, tại Kỳ họp thứ 11,
Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi. Hiến pháp năm 1959 đã phát
huy tinh thần của Hiến pháp năm 1946, đồng thời phản ánh đầy đủ tình hình thực
tế của chế độ ta do cuộc cách mạng phản đế, phản phong thắng lợi đã mang lại,
phản ánh đúng đắn con đường đang tiến lên của dân tộc.
3. Hiến pháp năm 1980. Ngày 18/12/1980,
tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa VI đã thông qua Hiến pháp. Với 12 chương, 147
điều, Hiến pháp năm 1980 đã xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà
nước chuyên chính vô sản, có sứ mệnh lịch sử là thực hiện quyền làm chủ tập thể
của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân xây dựng thắng lợi chủ
nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
4. Hiến pháp năm 1992. Ngày 15/4/1992, tại Kỳ họp thứ 11,
Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp. Hiến pháp năm 1992 là sản phẩm trí
tuệ của toàn dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đồng bào cả nước, là bản
Hiến pháp của Việt Nam trong tiến trình đổi mới.
5. Hiến pháp năm 2013. Ngày 28/11/2013 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây cũng là bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội./.
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa