Trong bối cảnh đó, từ
nghiên cứu phong cách lãnh đạo khoan dung, độ lượng của Hồ Chí Minh, có thể đúc
rút một vài gợi mở như sau:
Thứ nhất, cần phải nâng
cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo về sự cần thiết học tập phong cách lãnh đạo Hồ
Chí Minh, trong đó có phong cách khoan dung, độ lượng. Phong cách lãnh đạo Hồ
Chí Minh, qua kiểm chứng của thực tiễn, không chỉ giúp hoàn thiện người lãnh đạo,
mà còn là một bí quyết để lãnh đạo thành công, là một giá trị trong văn hóa
lãnh đạo Việt Nam hiện đại.
Thứ hai, phong cách là sự
ngoại hiện của tư tưởng và đạo đức. Vì thế, xây dựng phong cách lãnh đạo khoan
dung, độ lượng cần phải bắt đầu từ xây dựng tư tưởng và đức tính khoan dung, độ
lượng trong cán bộ lãnh đạo, người lãnh đạo phải có tư tưởng sâu sắc về khoan
dung, độ lượng và khoan dung, độ lượng phải thực sự là đức tính của người lãnh
đạo trong các mối quan hệ.
Thứ ba, hạt nhân quan trọng
bậc nhất của khoan dung, độ lượng, đó đức Nhân. Nhân là yêu thương con người,
là tình thương yêu của cán bộ lãnh đạo dành cho cấp dưới và nhân dân. Trau dồi
đức Nhân là tạo dựng giá trị cốt lõi cho phong cách khoan dung, độ lượng của
cán bộ lãnh đạo.
Thứ tư, tư tưởng, đạo đức,
phong cách khoan dung, độ lượng liên quan mật thiết đến quá trình tu dưỡng, rèn
luyện của bản thân cán bộ lãnh đạo cũng như đến công tác cán bộ, vì thế, việc
xây dựng tư tưởng, đạo đức, phong cách này phải được thực hiện bằng những kế hoạch
cụ thể, với quyết tâm cao, gắn liền với công tác kiểm tra, đánh giá từ phía tổ
chức, chiến sĩ và nhân dân, trong đó sự nỗ lực tự giác của cán bộ lãnh đạo, chỉ
huy là rất quan trọng.
Tóm lại, phong cách lãnh đạo khoan dung, độ lượng của Hồ Chí Minh là một tài nguyên vô cùng quý báu. Việc đi sâu nghiên cứu và áp dụng một hệ giải pháp đồng bộ để xây dựng phong cách khoan dung, độ lượng nói riêng, phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh nói chung cho cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược, là nhiệm vụ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc./.
bài rất ý nghĩa
Trả lờiXóa