Một
là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng chính
trị, văn hóa, đạo đức, lối sống, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, trách
nhiệm, quyết tâm đấu tranh cho cán bộ, chiến sĩ. Đây là giải pháp cơ bản,
tạo cơ sở để triển khai các giải pháp khác. Theo đó, các cấp cần tập trung thực
hiện tốt “Đề án đổi mới công tác giáo dục chính trị ở đơn vị trong giai đoạn
mới”; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục
thường xuyên với giáo dục theo chuyên đề, chủ đề, phù hợp với từng đối tượng.
Trong quá trình giáo dục cần chú trọng giáo dục sâu về chiến lược “Diễn biến
hòa bình”, thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị
hóa” Quân đội ta của các thế lực thù địch. Cùng với đó, phải cung cấp thông tin
chính thống, chính xác, kịp thời để định hướng tư tưởng, dư luận, nhận thức cho
bộ đội; đồng thời, làm cho bộ đội nắm, hiểu rõ bản chất phản động, âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch và vị trí, tầm quan trọng của cuộc đấu tranh,
phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của Quân đội ta hiện nay, v.v. Từ
đó, nêu cao ý chí, quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, luôn nhạy bén, sắc sảo,
nhận diện rõ đối tượng, đối tác, đúng, sai, kiên quyết đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu và hành động chống phá nước ta của chúng.
Hai
là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ về tư
tưởng chính trị và mối quan hệ của bộ đội, trước hết là cán bộ, đảng viên. Đây
là biện pháp trọng tâm của hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong
Quân đội ta. Để công tác này có hiệu quả, các cấp cần thực hiện tốt phương châm
“tích cực, chủ động phòng ngừa, lấy bảo vệ mình là chính, quản lý phải tiến
hành thường xuyên, liên tục”, thực hiện tốt nội dung, quy trình, các bước của
công tác quản lý tư tưởng, quản lý kỷ luật; nắm chắc tình hình, diễn biến tư
tưởng, các mối quan hệ xã hội của bộ đội; phân tích, đánh giá, giải quyết kịp
thời, hiệu quả những vấn đề nảy sinh, giữ vững ổn định về tư tưởng, sự thống
nhất, đồng thuận cao trong đơn vị. Đồng thời, duy trì có nền nếp chế độ báo
cáo, giao ban, phản ánh ở từng cấp; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý tư tưởng với
quản lý bộ đội, “xây” đi đôi “chống”, lấy “xây” là chính. Chú trọng việc duy
trì nghiêm chế độ học tập, sinh hoạt, công tác, nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật Nhà nước, kỷ luật quân đội; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm kỷ luật, quy
định rõ trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy; thực hiện có hiệu quả Quy chế Dân
chủ ở cơ sở, Ngày chính trị và văn hóa tinh thần, sinh hoạt tư tưởng, tăng cường
trao đổi, tọa đàm, đối thoại để nắm chắc tình hình mọi mặt và trực tiếp giải
quyết những vướng mắc, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của bộ đội. Cùng với đó,
các cấp cần tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, phòng gian, bảo mật,
kiên quyết không để lộ, lọt thông tin ra bên ngoài và chủ động ngăn chặn có
hiệu quả những tác động tiêu cực từ bên ngoài vào đơn vị. Thực hiện nghiêm túc
quy định về tuyển chọn thanh niên nhập ngũ, cán bộ, đảng viên vào các cơ quan,
đơn vị cơ mật, trọng yếu, kỷ luật phát ngôn,… kiên quyết không để kẻ xấu lợi
dụng tung tin thất thiệt, phá hoại nội bộ. Thường xuyên thực hiện hiệu quả
phương châm công tác “kiểm tra có trọng tâm”, công tác “giám sát phải mở rộng”,
kịp thời phát hiện, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị,
phẩm chất đạo đức, cơ hội, nhất là những kẻ cơ hội chính trị trong đơn vị, v.v.
Ba
là, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội vững mạnh. Đây là
khâu “then chốt của then chốt” trong công tác xây dựng Đảng bộ Quân đội trong
sạch vững mạnh, nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang, đấu tranh
làm thất bại thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực
thù địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng
yếu”2, bởi “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”3, “muôn
việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”4. Vì vậy,
đòi hỏi cấp ủy các cấp quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết 769-NQ/QUTW của
Quân ủy Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội giai đoạn 2013 - 2020 và
những năm tiếp theo; có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội
ngũ cán bộ vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Quá
trình thực hiện, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ chủ trì trong chỉ
đạo, tham mưu, đề xuất, xây dựng, thực hiện quan điểm, nguyên tắc, quy định,
quy chế công tác cán bộ của Đảng. Trong đó, cần thực hiện có nền nếp việc xây
dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp, bảo đảm dân chủ, công khai,
đúng quy trình; đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ để bồi dưỡng, rèn luyện.
Thường xuyên thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, coi trọng cấp
trên bồi dưỡng cấp dưới, truyền thụ kinh nghiệm ngay từ cơ sở. Việc đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện, trọng tâm là nâng cao bản lĩnh chính trị, trí
tuệ, năng lực thực tiễn, kiến thức, ngoại ngữ và tin học và pháp luật; gắn đào
tạo chuyên ngành với trang bị kiến thức chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa,
khoa học, kỹ thuật. Quan tâm chăm lo, giải quyết tốt các chế độ chính sách với
cán bộ, nhất là các chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp; chính sách khuyến
khích cán bộ công tác ở nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
chính sách thu hút nhân tài; chính sách đối với hậu phương gia đình cán bộ,
v.v. Qua đó, làm cho đội ngũ cán bộ luôn yên tâm công tác, có bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sáng, lành mạnh, tác phong công tác
khoa học, năng lực tổ chức thực tiễn giỏi, thực sự là lực lượng nòng cốt trong
chỉ đạo, tổ chức thực hiện cuộc đấu tranh, làm thất bại thủ đoạn thúc đẩy “tự
chuyển biến”, “tự chuyển hóa”; thực sự là tấm gương để chiến sĩ noi theo.
Bốn
là, xây dựng, phát huy vai trò của lực lượng chuyên trách. Đây
là lực lượng trực tiếp đấu tranh, làm thất bại thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch. Vì vậy, cấp ủy, chỉ huy các
cấp cần quán triệt các quy định, hướng dẫn của trên, chức năng, nhiệm vụ và
thực tiễn đơn vị để xây dựng lực lượng chuyên trách theo hướng “tinh, gọn,
mạnh”. Nòng cốt của lực lượng này là những cán bộ, đảng viên, chuyên gia (trong
hoặc ngoài đơn vị) có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức toàn
diện, chuyên sâu, có năng lực khai thác tư liệu, tài liệu, tổ chức đấu tranh,
nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa thông qua internet. Để hoạt động có
hiệu quả, cấp ủy các cấp cần xây dựng quy chế hoạt động, quy định rõ chức năng
nhiệm vụ, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của mỗi thành viên; đồng thời,
lực lượng này phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính
ủy, chính trị viên và người chỉ huy và được trang bị phương tiện kỹ thuật, điều
kiện làm việc phù hợp. Các thành viên thuộc lực lượng phải hoạt động theo quy
chế, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước,
tình hình trong nước, ngoài nước, nhiệm vụ Quân đội, đơn vị, âm mưu, thủ đoạn
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của thế lực thù địch,… tích cực tham
mưu với trên và có biện pháp trực tiếp, trực diện đấu tranh có hiệu quả.
Trên
đây là một số giải pháp chính. Thực hiện đồng bộ các giải pháp này sẽ thiết
thực góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh làm thất bại thủ đoạn
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực
thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét