Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

NỘI DUNG SỨ MỆNH LỊCH SỬ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

 Là sản phẩm của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức ngày càng hiện đại hoá và quốc tế hoá, GCCN là giai cấp tiên tiến, luôn nằm ở vị trí trung tâm của sự phát triển xã hội. Xuất phát từ địa vị KT -XH và  từ đặc điểm riêng có của mình, GCCN có sứ mệnh lịch sử là giai cấp thống trị về chính trị, lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, sáng tạo ra xã hội mới, và thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp.
Về nội dung sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của GCCN, Ph.Anghen đã khẳng định “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, – đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”[9]. Lênin cũng chỉ rõ “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”[10]
Vậy là, theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, phạm trù sứ mệnh lịch sử của GCCN trong thời đại mới, bao gồm ba nội dung cơ bản nhất:
Một là,  là giai cấp thống trị về chính trị.
Với địa vị thống trị về chính trị, GCCN là giai cấp quyết định xu hướng phát triển của lịch sử;  giai cấp cầm quyền ở mốt số quốc gia trên thế giới. Sau thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga, thời đại mới, thời đại quá độ CNTB lên CNXH đã mở ra trên phạm vi toàn thế giới.
Hội nghị 1957 và 1960 đã xác định nội dung căn bản của thời đại là sự quá độ từ CNTB lên CNXH mở đầu bằng Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga vĩ đại. Mặc dù chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, CNXH lâm vào thoái trào, song tính chất, nội dung của thời đại vẫn không thay đổi.
Thứ hai, GCCN là động lực, lực lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm thủ tiêu mọi sự  áp bức, bóc lột và sự tha hoá con người, sáng tạo ra xã hội mới .
Nhân loại đã từng trải qua nhiều chế độ áp bức, bóc lột. Ở đó, con người bị đẩy đến tận cùng của sự tha hoá cả trong lao động và trong quyền lực. Thủ tiêu áp bức, bóc lột và mọi hình thức tha hoá, thực hiện sự giải phóng triệt để con người, đòi hỏi, GCVS trước hết phải giành lấy dân chủ, giành lấy chính quyền, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã nói hơn 160 năm trước đây.
 Sau khi trở thành giai cấp cầm quyền, GCCN trở thành lực lượng lãnh đạo, tổ chức và thực hiện quá trình xây dựng xã hội mới – xã hội XHCN và CSCN trên phạm vi mỗi dân tộc và trên toàn thế giới, thực hiện sự  nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người
Thứ ba, GCCN là lực lượng lãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp.
Sứ mệnh lịch sử GCCN không phải vì duy trì GCCN, mà vì giải phóng triệt để con người. “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đã khẳng định: “Toàn bộ lý luận của chủ nghĩa cộng sản là thủ tiêu chế độ tư hữu”. Một khi chế độ tư hữu không còn thì nguyên nhân phân chia xã hội thành giai cấp, nhà nước cũng bị xoá bỏ. Và, do đó, với tư cách là một giai cấp, giai cấp công nhân cũng sẽ không còn lý do tồn tại. Tất nhiên con đường đi tới xã hội không giai cấp còn quanh co và nhiều phức tạp. Nhận thức đúng về  tính tất yếu để xây dựng lý tưởng, mục tiêu, song không được ảo tưởng, chủ quan, duy ý chí.
Đối với giai cấp công nhân Việt Nam, có thể khái quát  nội dung sứ mệnh lịch sử  như sau: GCCN thông qua ĐCS Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp và dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng: ĐLDT và CNXH, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Trước mắt, trong những năm tới, thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH, HĐH đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; tăng cường QP và AN , mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định CT - XH; đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để sớm nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Trong nội dung tổng quát về sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam, nội dung kinh tế của sứ mệnh được xác định là: “Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước trở thành nước công nghiệp; ưu tiên phát triển LLSX, đồng thời xây dựng QHSX phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát huy dân chủ và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường quốc phòng - an ninh”. Khái quát là : xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét