Trong những lùm xùm về phản ứng của giới báo chí và truyền
thông xã hội khi quyết liệt tấn công vào lực lượng Công an vừa qua, với điểm
nóng tập trung ở diễn đàn không chính thức của một số cộng tác viên, phóng
viên, nhà báo Tuổi Trẻ (đáng lo ngại khi đây lại là cơ quan ngôn luận của Thành
Đoàn TP Hồ Chí Minh, “đội dự bị, cánh tay đắc lực của Đảng”) - không khó để
nhận thấy ngoài những biểu hiện cực đoan lộ liễu (kích động khủng bố như “phải
đi học võ”, “cần sử dụng vũ khí nóng”, “muốn làm chi cục trưởng kiểm lâm”,
…Thậm chí kêu gọi lật đổ chế độ như “gạt ngang vào má hệ thống”, “giơ cao chân
để tránh chính quyền” còn có những vấn đề sâu xa khác, là nguyên nhân khiến họ
giãy dụa mà công khai công kích chế độ
Những người nhân danh báo chí nêu trên đã vô tình để lộ ra
trên mạng xã hội, sau khi chửi bới đã xoáy vào việc “Tổng bí thư tham gia vào
Đảng ủy Công an TW”, và xa hơn nữa là “Thật bức xúc, không hiểu nổi khi Việt
Nam không chịu thông qua TPP”, “Chúng ta đã lường trước việc này từ Đại hội”...
Vậy đó, bản chất của các sự việc lùm xùm là họ đã lợi dụng
báo chí để chống lại đường lối chính sách, khi vì lệch lạc nhận thức mà vô tình
hoặc chủ ý làm tôi tớ cho ngoại bang, bẻ cong ngòi bút để viết thuê cho đám tài
phiệt nước ngoài, cổ súy cho những “Hiệp định thương mại tự do” với rất nhiều
cạm bẫy có thể làm suy vong đất nước, dân tộc. Rất có thể chỉ vì "ước vọng
không thành" nên họ mới lồng lộn đến vậy.
Những biểu hiện đó, cần được kịp thời chấn chỉnh, xử lý bằng
bàn tay sắt của các cơ quan pháp luật. Ở đây, chỉ xin nói đến những cạm bẫy
trong các Hiệp định thương mại kia. Dù đang rất bận, vì các công việc cuối năm
nhưng không thể không làm "Nhà kinh tế - chính trị học" để nói về điều
này, chỉ mang tính chất tham khảo cho mọi người, nhưng có thể liên quan tới cả
tương lai của con cháu chúng ta sau này.
Sau đây là nội dung chính:
1. Khái niệm:
+ TISA: Trade in Services Agreement - Hiệp định thương mại
về dịch vụ. Gồm hơn 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới (các quốc gia và khu vực),
chiếm hơn 70% thương mại dịch vụ toàn cầu.
+ TTIP: Transatlantic Trade and Investment Partnership -
Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu.
+ TPP: Trans-Pacific Partnership
Agreement - Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương. Gồm 12 quốc
gia, trong đó có Việt Nam.
+ BRICS: tên viết tắt của Khối liên minh Kinh tế - Chính trị
của các nền kinh tế lớn mới nổi. Gồm 5 nước là Brasil, Nga (Russia), Ấn
Độ(India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa).
+ WTO: World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế
giới. Mang tính toàn cầu.
+ ISDS: Investor-State Dispute Settlement - Điều khoản “Giải
quyết Tranh Chấp giữa Nhà đầu tư và Quốc gia” trong các Hiệp định nêu trên.
ÂM MƯU KIỂM SOÁT CÁC QUỐC GIA:
TISA , TTIP và TPP là những Hiệp định thương mại đa quốc gia
(trong đó TISA mang tính Hiệp ước thì đúng hơn bởi không ràng buộc lâu dài như
Hiệp định) nhằm tạo ra các thiết chế kinh tế do Mỹ đứng đầu (sau khi Nga, Trung
Quốc và các quốc gia khối BRICS nổi lên, đe dọa địa vị thống trị của Mỹ đối với
WTO) đều được đàm phán một cách bí mật, với cả người dân cũng như Quốc Hội các
nước, kể cả lưỡng viện Hoa Kỳ.
WikiLeaks mới đây đã tiết lộ bí mật đáng quan ngại về TISA.
Cho thấy mục đích chính của nó là nhằm TỔNG TƯ NHÂN HÓA VÀ THƯƠNG MẠI HÓA CÁC
DỊCH VỤ CÔNG CỘNG TOÀN CẦU.
2. Điều đó sẽ đem lại
hệ lụy gì?
Ai cũng có thể thấy, một khi cái gì đó được tư nhân hóa, nó
sẽ trở nên rất khó khăn để có thể quay trở lại là sở hữu của công chúng. Trong
3 Hiệp định (3T) nêu trên thì TISA là lớn nhất, chiếm hơn 2/3 GDP toàn cầu,
nhưng nó lại ít gây chú ý nhất bởi những tính toán sâu xa của giới tài phiệt.
Thời gian vừa qua, các cuộc biểu tình và các hoạt động chống
lại TTIP và TPP đã nổ ra mạnh mẽ, khiến nhiều quan chức chính phủ và Quốc Hội
các nước đã công khai tuyên bố từ bỏ hoặc trì hoãn thông qua những Hiệp định
tiềm ẩn rủi ro lớn này. Nhưng trong lúc đó, những đàm phán về TISA vẫn âm thầm
được tiến hành.
Kể từ khi nền kinh tế toàn cầu chuyển dần sang cơ cấu dựa
trên thương mại dịch vụ là chính, TISA có khả năng sẽ trở thành một trong các
điều ước quốc tế quan trọng nhất trên Trái đất. Tuy nhiên, chúng ta cần biết
rằng, các ngành dịch vụ chính đều do Mỹ và EU kiểm soát, nó chiếm tới 78% GDP
của Mỹ và 74% GDP của EU. Cùng với TPP và TTIP, TISA sẽ là những vòi bạch tuộc
nắm quyền kiểm soát cả thế giới trong tay các tập đoàn kinh tế quốc tế. Điều đó
nghĩa là nó sẽ trở thành TẬP ĐOÀN TRỊ, tước bỏ quyền của các quốc gia có chủ
quyền và ngăn chặn các chính phủ thiết lập pháp luật, quy định và chính sách để
bảo vệ quốc gia, thị trường và người dân của họ.
BẢN CHẤT CỦA TẬP ĐOÀN TRỊ:
Thật nực cười trước các lập luận bảo vệ cho TISA và các Hiệp
định quốc tế khác bằng cách cố gắng khẳng định rằng chúng chỉ là tốt đẹp, đem
lại việc làm cho người lao động và những lợi ích kinh tế cho mọi quốc gia. Đối
với hầu hết mọi quốc gia trong TISA, TTIP và TPP, hệ quả sẽ là thảm họa. Bởi
xét về quy luật trong kinh tế, không thể có chuyện các nhà tài phiệt hy sinh quyền
lợi của mình để chia cho cần lao hoặc cho các quốc gia, mục đích của các điều
ước quốc tế đều là mở toang thị trường cho các tập đoàn đa quốc gia vào khai
thác thị trường lao động và tiêu dùng mới, với những quy định của các Chính phủ
bị hạ thấp đến tối thiểu, điều mà trước đây phải thực hiện qua các cuộc chiến
tranh xâm lược. Những quy định bởi các điều ước sẽ cho phép các tập đoàn có thể
thu được lợi nhuận nhiều hơn với mức tiền lương, chi phí tối thiểu nhất, nghĩa
là một sự bóc lột hợp pháp – Đó chính là chế độ TẬP ĐOÀN TRỊ!
Một nghiên cứu (ở đây:
"Các điều luật, và quy tắc hiệp ước, sẽ cho phép các
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tự do chiếm lĩnh các thị trường trong nước với
"điều kiện không kém thuận lợi hơn các nhà cung cấp trong nước”, và nó còn
hạn chế khả năng của các chính phủ để quản lý, điều hành dịch vụ. Điều này về
cơ bản sẽ thay đổi các quy định trong chính sách về dịch vụ công cộng và thương
mại, từ chỗ phục vụ dân sinh, đảm bảo phúc lợi xã hội, vì lợi ích quốc gia sẽ
chuyển sang phục vụ lợi ích lợi nhuận của các công ty tư nhân, nước
ngoài".
Bạn có thể không thích các chính phủ độc tài, nhưng các tập
đoàn độc tài thậm chí còn tồi tệ hơn rất nhiều, bởi vì ít nhất một chính phủ
luôn có thể được kiến nghị điều chỉnh, thay thế hoặc bị lật đổ; nhưng với các
công ty tư nhân thì điều đó là không thể, ngoại trừ chính cổ đông của họ, mà cổ
đông thì luôn bị chi phối hoàn toàn bởi lợi nhuận cho khoản đầu tư của mình.
Quan điểm của các chính phủ là bảo vệ
quyền lợi của người dân, trong đó bao gồm cả phát triển bền vững vì mục tiêu
con người trên hết, tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái cho tương
lai của loài người. Với TISA, TTIP và TPP thì trái lại,các tập đoàn đa quốc gia
sẽ đứng trên và điều hành cả chính phủ các nước, buộc họ phải sửa đổi và ban
hành những luật để bảo vệ tài sản và lợi nhuận có được từ sự cướp đoạt đối với
các công dân. Đó chính là quyền bá chủ của các tập đoàn, công ty tư nhân, rất
rõ ràng và đơn giản như vậy.
TISA, TTIP và TPP sẽ là sự cho phép các tập đoàn độc quyền
phân phối sản phẩm cây trồng, vật nuôi biến đổi gien thống trị nền sản xuất của
các nước, khiến người lao động bị phụ thuộc và hoàn toàn bị khống chế. Mặt
khác, những điều ước thương mại về cơ bản sẽ biến Google, Facebook và bất kỳ
chủ sở hữu trang web nào cũng trở thành một cơ quan “cảnh sát độc tài” với
chiêu bài bản quyền tác giả, từ đó thậm chí sẽ yêu cầu chính phủ tất cả các
nước phải ký kết và ban hành pháp luật quốc gia của họ phù hợp với những quy
định của các tập đoàn, công ty đã được đưa vào các điều ước mang danh nghĩa
quốc tế, nếu không thì cả Chính phủ và đất nước đó sẽ bị đưa ra trước cái gọi
là tòa án do các tập đoàn tài phiệt đa quốc gia lập nên!
ISDS – MỘT SIÊU TÒA ÁN:
ISDS là một điều khoản ràng buộc trong tất cả các Hiệp định
TISA, TTIP và TPP, nó tồn tại độc lập và thậm chí còn đứng trên hệ thống pháp
luật của mọi quốc gia tham gia các Hiệp định. Nó là một hệ thống pháp lý tinh
vi, hoàn toàn nằm trong tay các tập đoàn đa quốc gia. Mọi người, các công ty
quốc nội và ngay cả các chính phủ không có quyền truy cập và tham gia vào nó. Khi
có tranh chấp xảy ra, nó sẽ lập ra một Tòa án ISDS được điều hành bởi những
luật sư do các tập đoàn chỉ định. ISDS thậm chí cung cấp cho những tập đoàn đó
quyền lực để có thể buộc các quốc gia phải bồi thường những thiệt hại tưởng
tượng dưới khái niệm "lợi nhuận dự kiến". Điều này, đã rất nhiều
chính phủ các nước bị mắc bẫy, phải bồi thường những khoản tiền khủng khi tìm
cách ngăn chặn hoạt động của các công ty nước ngoài gây tổn hại tới công dân,
môi trường và lợi ích quốc gia của mình.
Tóm lại, cái tên ISDS gây liên tưởng tới IS, ISIS, ISIL là
tên các tổ chức khủng bố khét tiếng, và bản chất thực sự của nó cũng không khác
là bao, bởi nó xâm phạm trực tiếp đến chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và làm
suy yếu luật pháp quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường và y tế.
NHỮNG DẤU HIỆU BẤT THUẬN ĐỐI VỚI TISA, TTIP VÀ TPP:
Mới đây, Quốc hội Việt Nam đã gây bất ngờ cho thế giới khi
đột ngột quyết định trì hoãn việc phê chuẩn TPP, dù trước đó đã có những chiến
dịch truyền thông cổ súy tích cực cho Hiệp định này, cho rằng TPP sẽ đem lại
rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, động thái đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi
ở Châu Á, hàng triệu người dân các nước, nhất là Nhật Bản biểu tình chống TPP;
Ở châu Âu, hàng trăm ngàn người dân Đức xuống đường phản đối TTIP, Chính phủ
Pháp thì chính thức phản đối thỏa thuận này (Thủ tướng Pháp Manuel Valls yêu
cầu kết thúc các cuộc đàm phán). Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức
Sigmar Gabriel tiết lộ rằng các cuộc đàm phán TTIP cơ bản đã thất bại:
"Theo tôi, các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ trên thực tế đã thất bại, mặc dù
không ai thực sự thừa nhận nó ... Người châu Âu không thể lệ thuộc vào những
thứ người Mỹ yêu cầu.".
Những lý do TPP, TTIP bị phản đối chủ yếu là từ mối đe dọa
sự phá sản của các công ty quốc nội; nạn thất nghiệp sẽ trầm trọng hơn cả trong
công nghiệp và nông nghiệp, đặc biệt là lao động nông nghiệp các nước sẽ bị bần
cùng hóa khi sản phẩm biến đổi gene của Mỹ tràn vào; sự độc quyền trong lĩnh
vực dược phẩm được trao vào tay các tập đoàn Hoa Kỳ cũng sẽ gây ra ảnh hưởng
nghiêm trọng tới tất cả các gia đình, đặc biệt là đối tượng người nghèo; ngoài
ra còn nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, ổn định trật tự xã hội
như việc vô hiệu hóa pháp luật trong nước, mở rộng quyền lập các hội nghề
nghiệp, công đoàn độc lập….
Đơn cử như trong tiêu chuẩn thực phẩm, quy định của châu Âu
cao hơn nhiều so với Mỹ, sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và có thể bị phá vỡ bởi công
nghệ sinh học sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích độc hại với sản phẩm biến
đổi gene GMOs đe dọa giống nòi và sự cân bằng tự nhiên, an toàn sinh học. Tại
Mỹ, khoảng 70% thực phẩm siêu thị là GMO và khoảng 90% thịt bò được nuôi bởi
hormone tăng trưởng, trong khi tỷ lệ thực phẩm biến đổi gen ở EU được quy định
rất thấp, thịt bò hormone thì bị cấm hoàn toàn. Còn ở các nước châu Á và Mỹ
latinh, thì nền nông nghiệp truyền thống với tư duy sản xuất gần gũi với thiên
nhiên sẽ lập tức bị triệt hạ, nông dân với quy mô sản xuất nhỏ hiện nay chắc
chắn sẽ bị bần cùng hóa hoàn toàn.
Và bởi vậy, có lẽ lãnh đạo Việt Nam đã không sai lầm, mà
luôn tỉnh táo khi vẫn đàm phán TPP rồi trì hoãn thông qua (không thời hạn), vẫn
kịp thời triển khai nhanh chóng các quan hệ kinh tế song phương và đa phương,
đặc biệt là việc tham gia vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh
kinh tế Á Âu (VCUFTA).
TISA, TTIP và TTP PHỤC VỤ CHIẾN TRANH
ĐẾ QUỐC CHỐNG BRICS
Các điều khoản của TISA, TTIP và TTP khuyến khích và mở
đường cho các tập đoàn đa quốc gia phục vụ các chiến lược địa chính trị của Mỹ
và các đồng minh để cô lập các quốc gia BRICS. Với khái niệm về một trật tự thế
giới mới với tên gọi New World Order nhằm củng cố địa vị thống trị toàn cầu của
Mỹ - Anh - Do Thái. Việc tạo ra thiết chế TẬP ĐOÀN TRỊ nhằm thao túng toàn cầu
với một “Chính phủ thế giới” của các nhà tài phiệt, bằng cách tập trung sức
mạnh chi phối mọi lĩnh vực cuộc sống của các quốc gia: chính trị, quân sự, giáo
dục, tài chính, và tất cả. Bản chất của TISA, TTIP và TPP không gì khác hơn là
một chiến lược toàn cầu nhằm gây ra chiến tranh kinh tế đế quốc chống lại
BRICS.
Đó cũng chính là câu trả lời cho việc tại sao TTIP mở ra
quan hệ với EU và các quốc gia xung quanh, nhưng cố tình không bao gồm Nga. TPP
gồm Nhật Bản, các quốc gia Thái Bình Dương khác và một số quốc gia Nam Mỹ,
nhưng cố tình không bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. TISA xây dựng mối liên
kết với các nước trên thế giới (một sự kết hợp của TTIP và TPP) nhưng không có
bất cứ quốc gia nào trong số đó thuộc 5 nước BRICS.
Chiến lược này rõ ràng là nhằm cô lập, lưu đày và làm suy
yếu bất cứ quốc gia nào dám thách thức uy quyền tối cao của Mỹ.
KẾT LUẬN:
TISA, TTIP và TTP là những nỗ lực để viết lại luật chơi cho
một số lượng lớn trong nền kinh tế thế giới, mang lại áp lực kinh tế cho những
đối thủ về tư tưởng mà Mỹ coi là kẻ thù, củng cố thêm sức mạnh cho các tập đoàn
trị, mở ra thị trường mới cho tài phiệt khai thác đứng trên cả luật pháp quốc
gia, thủ tiêu mọi sự đấu tranh của giai cấp vô sản. Chúng loại bỏ chủ quyền của
các quốc gia, khả năng ra quyết định của các địa phương và khu vực, tập trung
quyền lực vào tay tài phiệt quốc tế..
Và tất cả những điều đó, sẽ là căn nguyên của mọi sự khủng
hoảng, bất ổn trong tương lai, khi nó gây ra sự mất lòng tin của đông đảo quần
chúng nhân dân lao động.
Một số nội dung trên, đã từng được những tờ báo chính thống của
Việt Nam cảnh báo, nhưng đã bị chìm nghỉm bởi chiến dịch truyền thông quốc tế
PR cho các "Hiệp định tự do".
Mong muốn và tin tưởng rằng, lãnh đạo Việt Nam sẽ luôn tỉnh
táo, sáng suốt. Thành quả của Việt Nam hôm nay là máu xương và mồ hôi công sức
của biết bao thế hệ nối tiếp nhau 2 thế kỷ qua cũng như suốt lịch sử hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét