Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HOÀN THÀNH THẮNG LỢI SỨ MỆNH LỊCH SỬ

Hiện nay, cách mạng nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn; cơ hội và thứch thức, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau, để GCCN hoàn thành xuất sác sứ mệnh lịch sử của mình đòi hỏi phải bảo đảm những điều kiện sau:
Thứ nhất, ĐCS Việt Nam phải thực sự sáng suốt, trí tuệ, bản lĩnh. Trên cơ sở dự báo đúng tình hình, hoặch định đường lối đúng đắn, chỉ đạo kiên quyết, kịp thời, khôn khéo, không ngừng nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng. Đảng thực sự là đại diện cho trí tuệ, lương tâm, và danh dự. Mọi sự  hoài nghi, dao động, hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, ngay cả dưới hình thức đòi đa đảng, đa nguyên, cũng đều dẫn tới sự  đổi hướng, chuyển màu và những hậu quả khôn lường sẽ trút lên đầu nhân dân. Đã đến lúc Đảng ta cần có định hướng chiến lược và xác định lộ trình xây dựng và phát triển GCCN trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Thứ hai, Nhà nước năng động, hiệu quả trong quản lý, điều hành, đặc biệt là Chính phủ, khả năng chống quan liêu, tham nhũng được chứng tỏ trên thực tế.
Năng lực tổ chức, điều hành của Nhà nước, trước hết ở việc hoạch định chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lý theo luật; đồng thời phải kiện toàn bộ máy hành chính gọn nhẹ, khắc phục tình trạng chồng chéo, tiến tới cải cách triệt để nền hành chính trên cả bốn nội dung: Thể chế hành chính; bộ máy hành chính; đội ngũ công chức và tài chính công, đảm bảo nền hành chính vững mạnh, trong sạch, quản lý hiệu lực và hiệu quả.
Thứ ba, phát triển KTTT định hướng XHCN tạo điều kiện và môi trường KT - XH xây dựng và phát triển GCCN
Là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, KTTT phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Ở nước ta, KTTT định hướng XHCN khác về bản chất so với KTTT TBCN. Chúng ta càng sớm hội nhập nền KTTT nước ta với KTTT thế giới thì chúng ta càng sớm có CNXH. Bởi KTTT định hướng XHCN không chỉ bảo đảm cho LLSX phát triển mà còn tạo ra quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hoá cao. Có như vậy, chúng ta mới có cơ hội phát huy tối đa sức mạnh  nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, như những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và các thành tựu khác của thời đại để phát triển kinh tế và thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội. Lênin đã từng khẳng định: “Chính trị chủ yếu của chúng ta lúc này là xây dựng nhà nước về mặt kinh tế”[12]. Trong điều kiện hiện nay, phải giữ vững định hướng XHCN cho nền KTTT đồng thời với việc hoàn thiện các thể chế KTTT, trong đó tập trung vào năm thể chế: Thị trường hàng hoá và dịch vụ; tài chính; bất động sản; sức lao động và khoa học và công nghệ; cũng như  phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh đoanh…
 Thứ tư, phát triển kinh tế, tạo ra sự phù hợp giữa chính trị với kinh tế, đồng thời phải phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc tạo nền tảng văn hoá tinh thần cho phát triển nhanh, hiêụ quả và bền vững. Hội nghị Trung ương 10 khoá IX đã khẳng định :“ Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước”. Phát triển kinh tế gắn với xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng và xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tạo thế “ba chân kiềng” cho sự phát triển cũng chính là tạo điều kiện và cơ hội để gccn Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Thứ năm, khả năng tạo lập và giữ vững ổn định chính trị tích cực từ toàn bộ thể chế cho đến sự đồng thuận xã hội. ổn đinh để phát triên, phát triển để bảo đảm ổn định là vấn đề mạng tính qui luật. Không ổn định thì không có cơ hội và môi trường để phát triển và do đó GCCN không có khả năng hoàn thành sứ mệnh của mình.

Thứ sáu, giai cấp công nhân phải không ngừng tự đổi mới để phát triển cả về số lượng và chất lượng, thực sự là lực lượng đi đầu, lực lượng lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Muốn vậy, giai cấp cong hân phải được đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn, tay nghề, phải rèn luyện bản lĩnh chính trị, phải thực sự nâng cao trình độ mọi mặt để thích ứng được với cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập, đặc biệt là phải thực sự trở thành  “ công nhân trí thức” của nền kinh tế tri thức./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét