Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

BẢN CHẤT CỦA VIỆC BẦU CỬ Ở HOA KỲ VÀ SỰ “NGỚ NGẨN CỦA DÂN LÀM BÁO”


            Vừa qua, việc ông Donald Trump - Đại diện Đảng Cộng hòa ở Mỹ đã chính thức được bầu làm Tổng thống thứ 45 của đất nước xứ “cờ hoa” là một sự kiện lớn không chỉ của nước Mỹ mà còn là của cả thế giới vì tầm ảnh hưởng của nước này trên trường quốc tế trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, để hiểu hết được bản chất của chuyện bầu cử của nước Mỹ là không hề đơn giản chứ chưa nói tới việc nhân sự kiện đó để so sánh với bầu cử tại Việt Nam của nhiều trang mạng, trong đó có Blog Dân làm báo. Việc đề cao tính tích cực của bầu cử tại Mỹ để qua đó quy chụp cho rằng bầu cử ở Việt Nam là độc đoán, không có tự do, dân chủ là một việc không thể chấp nhận. Ngày 12/11/2016, trên trang Blog Dân làm báo có đăng bài viết “Bầu cử Mỹ - Việt, khác biệt thế nào?” của Blogger Nguyễn Lộc Yên đã thể hiện rất rõ cho điều này (mời bạn đọc xem tại http://danlambaovn.blogspot.com/2016/11/bau-cu-my-viet-khac-biet-nao.html). 
            Để hiểu được bản chất của việc bầu cử tại Mỹ, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu thêm thông qua chế độ lưỡng Đảng tại đất nước này từ trước tới nay. Nước Mỹ có nhiều đảng phái khác nhau, trong đó có cả Đảng cộng sản và một số Đảng xã hội, nhưng chỉ có hai Đảng lớn là Dân chủ và Cộng hoà. Hai Đảng này luôn chiếm ưu thế ở mọi cấp độ chính quyền từ trung ương cho tới địa phương và luôn khống chế nền chính trị Mỹ. Hai Đảng này luôn thống trị chính trường Mỹ và cho dù có Đảng thứ ba xuất hiện trong các cuộc bầu cử Tổng thống, thì Đảng thứ ba cũng chưa bao giờ giành được chiến thắng, các ứng viên Tổng thống phải đứng tên ở một trong hai Đảng này. Các Đảng thiểu số đôi khi cũng giành được một số chức vụ trong chính quyền cấp dưới ở các bang hoặc các hạt, nhưng hầu như không có vai trò gì quan trọng trong nền chính trị Mỹ. Cuộc ganh đua giữa hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa là một trong những đặc điểm nổi bật và lâu đời nhất của nền chính trị Mỹ kể từ những năm1860, phản ánh những đặc trưng về mặt cơ cấu của hệ thống chính trị Mỹ và sự khác biệt về mặt đảng phái của Mỹ so với các nước khác đặc biệt là các nước theo ý thức hệ tư bản chủ nghĩa. Xét ở tổng thể, về cơ bản, hai Đảng Cộng hoà và Dân chủ tại Mỹ có những nét đặc trưng sau:
               Thứ nhất, hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ không phải là những tổ chức có cơ cấu chặt chẽ mà là những liên minh lỏng lẻo, rộng lớn và không có đường lối nhất quán. Bốn năm một lần, các Đảng thông qua quan điểm của mình về chương trình trong hội nghị đề cử ứng viên Tổng thống tuy nhiên quan điểm này cũng rất chung chung, không rõ ràng và có thể có nhiều cách hiểu khác nhau chứ không có một sự hoạch định về đường hướng cụ thể nào. Dẫn tới nguyên nhân này là do Mỹ là một quốc gia rộng lớn và hết sức đa dạng về chủng tộc, địa lý và đặc biệt là về văn hóa. Do đó, để xây dựng một Đảng có đủ sức mạnh giành được sự ủng hộ của đa số cử tri đòi hỏi phải gắn kết được liên minh gồm rất nhiều loại người khác nhau về tầng lớp, chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc và khu vực. Trong khi đó, đa số các cử tri bình thường của Mỹ đều không hăng hái, nhiệt tình như những thành viên hoạt động tích cực của Đảng, ít cam kết về lý tưởng và thiên về tán thành quan điểm trung dung hơn. Vì vậy, phần lớn các chính trị gia đều không thể liều lĩnh xa lánh một nhóm đông đảo cử tri bất kỳ nào đó bằng cách đưa ra những quan điểm quá mạnh mẽ về ý thức hệ, đường lối cụ thể, quyết liệt mà thay vào đó, họ lựa chọn các phương cách để có thể chiếm được lá phiếu ủng hộ của tầng lớp trung dung đông đảo nếu muốn có cơ hội trở thành Tổng thống Hoa Kỳ
               Thứ hai, vì các Đảng không có một tổ chức chặt chẽ và tập trung, cho nên, đa số các thành viên không trung thành sâu sắc với Đảng. Các Đảng ở Mỹ được mô tả như là những tổ chức phi tập trung cao độ và được gắn kết một cách lỏng lẻo hơn hẳn so với các đảng phái ở nhiều nước khác. Hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Mỹ cũng không ngoại lệ. Tổ chức Đảng không có khái niệm về tư cách thành viên của Đảng và không có một sự nhất trí về ý nghĩa của từ thành viên của Đảng Dân chủ hay Cộng hoà, không có một cơ chế hay điều lệ để ràng buộc đảng viên phải tuân theo kỷ luật của Đảng (như ở Việt Nam), không có chế tài nào đối với đảng viên chống lại đường lối do lãnh đạo đảng vạch ra. Do đó, ở Mỹ, Chính phủ luôn tồn tại sự chia rẽ, bởi trong khi Tổng thống là người của một Đảng thì Quốc hội lại thường do Đảng kia nắm ưu thế (Tổng thống có tiếng nhưng gần như không có miếng). Hoặc kể cả trong trường hợp, Tổng thống cũng là người của Đảng đang nắm đa số trong Quốc hội, nhưng khi thông qua chính sách vẫn có thể có sự chia rẽ. Nguyên nhân là do mặc dù vẫn có sự thống nhất nhất định trong một Đảng, vẫn luôn có trường hợp đảng viên của đảng này bầu cho những vấn đề do người của đảng kia bảo trợ và đề xuất ra Quốc hội
               Thứ ba, có rất ít sự khác nhau về tư tưởng giữa Đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà, có chăng là ở chỗ, Đảng Dân chủ dành sự quan tâm nhiều hơn đến những người nghèo khổ và thất thế, các cộng đồng thiểu số, công đoàn về mặt tuyên bố, lý thuyết. Còn lại, hai Đảng này giống nhau về những quan điểm cơ bản: hoàn toàn tán thành Chủ nghĩa tư bản và các thể chế của nó, ủng hộ sứ mạng toàn cầu của Mỹ, bác bỏ Chủ nghĩa cộng sản cả trong nước Mỹ và trên thế giới. Gần như không có sự khác biệt nào đáng kể giữa hai Đảng này. Người đứng đầu hai Đảng đều giống nhau về nguồn gốc xã hội, quá trình đào tạo và tuyển dụng. Cơ cấu tổ chức của các đảng phái chính trị Mỹ về cơ bản gồm: Uỷ ban quốc gia - với Chủ tịch là người đứng đầu của Đảng; Uỷ ban vận động tranh cử Thượng viện và Hạ viện được tổ chức độc lập với Uỷ ban quốc gia; tổ chức Đảng ở các bang, hạt, thành phố và ở cấp địa phương. Bản chất của chức danh Tổng thống Mỹ dù đại diện cho chính đảng nào đều phục vụ cho một số nhỏ các công ty tài phiệt của đất nước này với phương châm “Business is business”. Nếu ai đó coi Đảng Dân chủ là đại diện cho quyền lợi của tầng lớp trung lưu hay thấp hơn thì sẽ là cực kỳ ấu trĩ. Về lý thuyết, danh nghĩa là vậy nhưng trên thực tế thì không bao giờ. Tiêu biểu nhất là hãy nhìn những gì mà chính quyền của Tổng thống Barrack Obama đã làm tại Syria hay Ai cập thì sẽ cảm nhận được rất rõ điều này.
              Do vậy, có thể khẳng định rằng, mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhất là so sánh về chính trị. Do đó, bài viết của Blogger Nguyễn Lộc Yên cần phải xem xét lại và người đọc cũng cần tìm hiểu thật kỹ trước khi tiếp nhận luồng thông tin rất thiển cận đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét