Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Vai trò của quân đội trong đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng nước ta

Vai trò quan trọng của Quân đội trong đấu tranh phòng, chống âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng nước ta, được thể hiện ở các nội dung/ nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, quân đội là lực lượng quan trọng trong tuyên truyền, giác ngộ và vận động quần chúng nhân dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc, vùng tôn giáo hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng.
Công tác tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc của quân đội góp phần làm cho đồng bào các dân tộc hiểu đúng đường lối của Đảng, kiên định với con đường và mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Quân đội tuyên truyền vận động nhân dân trực tiếp nâng cao nhận thức âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, đồng thời tham gia giải quyết những vấn đề phức tạp trong quan hệ dân tộc, quan hệ tôn giáo. Các đơn vị quân đội đóng quân trên các địa bàn phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương tuyên truyền tốt sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc, phức tạp trong quan hệ dân tộc, tôn giáo cũng như các mối quan hệ xã hội khác.
Với nội dung, phương pháp tuyên truyền cụ thể, sát hợp, được tổ chức chặt chẽ, quân đội sẽ thực sự là một lực lượng nòng cốt trong công tác dân vận quần chúng ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo, giữ ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở. Trong quan hệ với đồng bào dân tộc, tôn giáo, cán bộ chiến sĩ quân đội trên cơ sở quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt phương châm “kiên nhẫn, thận trọng, dân chủ, bình đẳng”, gần gũi, lắng nghe ý kiến của nhân dân; phối hợp chặt chẽ vi các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể địa phương. Các tổ, đội công tác của các đơn vị quân đội đi vào tận bản, làng, thực hiện “bốn cùng” với dân, tạo dựng được tình cảm yêu mến của nhân dân các dân tộc thiểu số, góp phần tích cực, chủ động giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn. Từ đó, quân đội đã tăng cường mối quan hệ quân dân “máu thịt”, củng cố được lòng tin của đồng bào các dân tộc, tôn giáo đối với Đảng và Nhà nước. Đây chính là cơ sở quan trọng để các đơn vị quân đội xây dựng địa bàn vững mạnh, ổn định chính trị, xây dựng lực lượng tại chỗ, tăng cường sức mạnh quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hai là, quân đội lực lượng quan trọng trong tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể địa phương trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, trực tiếp xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc vùng dân tộc, tôn giáo góp phần đấu tranh, xử lý vô hiệu hoá các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng.
Quân đội là lực lượng quan trọng trong tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng an ninh nhân dân vững chắc, xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc ở vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới tiếp tục khẳng định: sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế - xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân làm nòng cốt. Để tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, một trong những vấn đề có ý nghĩa chiến lược là xây dựng cơ sở chính trị xã hội, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, nhất là trên địa bàn trọng yếu, các vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo.
Địa bàn miền núi, dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng và an ninh. Vì vậy, nhiệm vụ củng cố và tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị địa bàn miền núi vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc, trực tiếp bảo vệ cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Quân đội tham gia xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân trên cơ sở xây dựng tiềm lực quốc phòng ở từng địa bàn, xây dựng lực lượng tại chỗ, đảm bảo kịp thời và đủ sức ứng phó với các tình huống xảy ra. Các đơn vị quân đội, nhất là bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng có vai trò quan trọng, trực tiếp trong công tác xây dựng địa bàn an toàn, giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ làng bản.
Trong tình hình phức tạp hiện nay, các đơn vị quân đội đóng quân trên các địa bàn dân tộc miền núi, tôn giáo có vai trò và trách nhiệm rất lớn trong vận động đồng bào nêu cao cảnh giác, ngăn ngừa và kịp thời làm thất bại âm mưu, hành động gây mất ổn định chính trị xã hội, phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Các đơn vị ở từng cấp cùng với địa phương xây dựng kế hoạch phòng thủ khu vực trọng điểm, huy động lực lượng quốc phòng, an ninh từ đồng bào dân tộc, gắn việc xây dựng quốc phòng, an ninh với bảo vệ cuộc sống của người dân; thường xuyên bổ sung, điều chỉnh phương án tác chiến, tổ chức luyện tập, diễn tập sát với khả năng diễn biến thực tế. Quân đội đã thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân trong đồng bào các dân tộc và truyền thống đấu tranh của các dân tộc.
Quân đội đã và đang phát huy vai trò nòng cốt xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân. Các đơn vị quân đội, trước hết là bộ đội địa phương, thường xuyên là lực lượng nòng cốt bảo đảm sự ổn định về chính trị, phát triển kinh tế, xây dựng địa bàn đóng quân an toàn, vững mạnh; xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng lực lượng dân quân, tự vệ, dự bị động viên địa phương vững mạnh. Đây chính là “tấm thép” vững chắc để ngăn ngừa, đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng nước ta.
Với vai trò là một lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Quân đội phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, đoàn thể và cấp uỷ, chính quyền địa phương thực xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, nhất là trên các hướng chiến lược, địa bàn trọng điểm biên giới, hải đảo; tích cực triển khai xây dựng khu vực phòng thủ theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 152/2008/NÐ-CP của Chính phủ.
Quân đội là lực lượng nắm chắc và dự báo đúng tình hình, nhất là các vấn đề liên quan đến quốc phòng - an ninh. Trên cơ sở đó, chủ động tham mưu cho Ðảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đề ra đối sách phù hợp, xử lý thắng lợi các tình huống phức tạp, các vấn đề nhạy cảm về quốc phòng-an ninh và đối ngoại, không để đất nước bị động, bất ngờ về chiến lược; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và quan hệ tốt với các nước láng giềng; bảo đảm sự ổn định chính trị-xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững.
Ba là, quân đội lực lượng quan trọng trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo; thiết thực góp phần chủ động tiến công làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch.
Các đơn vị quân đội có nhiệm vụ xây dựng chương trình kế hoạch công tác tham gia phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đóng quân, tham gia tích cực và có hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo.
Cùng với nhân dân các dân tộc và chính quyền địa phương, quân đội có nhiệm vụ tham gia thực hiện xoá đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế vùng dân tộc, tôn giáo. Quân đội là lực lượng đóng vai trò quan trọng và hoạt động có hiệu quả đưa văn hoá mới đến vùng sâu, vùng xa; tham gia hướng dẫn bà con dân tộc lao động sản xuất, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng, xoá bỏ cây thuốc phiện, tham gia phổ biến khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp.
Từ năm 1998, quân đội có nhiệm vụ xây dựng và là nòng cốt trong phát triển các khu kinh tế - quốc phòng, là chủ đầu tư nhiều chương trình dự án kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chính phủ đã giao cho Bộ Quốc phòng phối hợp với các địa phương xây dựng 32 khu kinh tế - quốc phòng đến năm 2020. Các khu kinh tế - quốc phòng được xây dựng cơ sở hạ tầng và sau đó phối hợp với chính quyền địa phương quy hoạch sắp xếp dân cư; giúp địa phương đào tạo cán bộ cơ sở; giúp dân xoá đói giảm nghèo, khám, chữa bệnh cho nhân dân; đưa văn hoá, phát thanh, truyền hình đến với đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội, từ đó tạo ra thế trận quốc phòng, an ninh dọc tuyến biên giới vững chắc.
Quân đội là lực lượng xung kích trong phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả lũ lụt, giúp đỡ nhân dân ổn định cuộc sống ở vùng miền núi dân tộc, tôn giáo vùng sâu, vùng xa, biên giới. Những nơi nào khó khăn, phức tạp, thiên tai, dịch bệnh xảy ra, các đơn vị quân đội luôn đi đầu thực hiện nhiệm vụ, giúp đỡ nhân dân và địa phương ứng phó có hiệu quả cao.
Quán triệt Chỉ thị 37/ĐUQSTW của Đảng uỷ Quân sự Trung ương (nay là Quân uỷ Trung ương) và Chỉ thị 127/TCCT của Tổng cục Chính trị, các đơn vị đóng quân ở miền núi có nhiệm vụ giúp đỡ chính quyền địa phương củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Các tổ, đội công tác quân đội có nhiệm vụ tăng cường xuống các xã địa bàn trọng điểm để giúp đỡ chính quyền địa phương xây dựng hệ thống chính trị và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở địa phương.
Các đơn vị đóng quân ở vùng dân tộc thiểu số có vai trò tích cực, chủ động phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, tuyên truyền vận động nhân dân, giữ vững đoàn kết dân tộc, củng cố lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; tham mưu, tư vấn và tham gia bồi dưng, nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ, chính quyền, hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội; tham gia xây dựng hệ thống chính trị, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở địa phương. Tất cả những việc làm đó đều góp phần xây dựng địa phương vùng dân tộc, vùng tôn giáo  vững mạnh – giải pháp hiệu quả nhất vô hiệu hoá mọi sự chống phá của các thế lực thù địch.
Bốn là, quân đội là lực lượng trực tiếp chủ động đấu tranh ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kiên quyết kịp thời các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng, các “điểm nóng” về dân tộc, tôn giáo ở trong nước và từ bên ngoài.
Với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân lao động sản xuất và đội quân công tác; thường đứng chân miền núi biên giới, hải đảo - nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng tôn giáo, do đó Quân đội là lực lượng nòng cốt trong việc giữ vững ổn định chính trị trên các địa bàn chiến lược xung yếu, góp phần quan trọng làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn để dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng nước ta. Đồng thời, chính cuộc đấu tranh đó lại là một trong những điều kiện cơ bản để xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, góp phần xây dựng biên cương vững mạnh về mọi mặt.

Thực tiễn quân đội tham gia gia đấu tranh phòng, chống hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo những năm qua đã cho thấy, các đơn vị trong toàn quân đã tập trung xây dựng địa bàn an toàn, tham gia giải quyết có hiệu quả các “điểm nóng”, các vụ khiếu kiện kéo dài; răn đe và trấn áp các phần tử phản động, gây rối phù hợp vối chức năng, nhiệm vụ được giao. Lực lượng vũ trang nói chung, bộ đội địa phương nói riêng là lực lượng trực tiếp làm nòng cốt bảo vệ Đảng, chính quyền địa phương, góp phần xây dựng đảng bộ, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội cơ sở ở địa bàn dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo vững mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét