Thời gian gần đây, lợi dụng việc
đóng góp ý kiến cho Đảng khi Đại hội 12 xác định “lợi ích quốc gia dân tộc là tối
thượng” trong các mối quan hệ quốc tế, một
số phần tử cơ hội chính trị, thù địch đã tự cho mình là “những nhà hoạt động xã
hội”, “hoạt động dân chủ, nhân quyền”, “người yêu nước” ra sức phản bác, phủ nhận
Chủ nghĩa Mác – Lê nin với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Họ đã đưa ra
cái gọi là khuyến nghị, tâm thư với yêu cầu đòi thay đổi việc lấy Chủ nghĩa Mác
– Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động
của Đảng, với lý do: thế giới đã chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu
công nghiệp, xã hội tri thức, vai trò lãnh đạo cách mạng đã chuyển từ giai cấp
công nhân sang giai tầng những người lao động trí thức hay “giai cấp trí thức”(!)
mà Việt Nam vẫn khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo, vẫn chưa từ
bỏ lý luận đấu tranh giai cấp(!). Họ còn cho rằng: Chúng ta đang nói đến tiếp tục
đổi mới - chỉ có thể thật sự tiếp tục đổi
mới khi có tư duy mới do một nhận thức mới về thời đại và một lực lượng xã hội
mới, một sự liên kết các lực lượng mới để tạo nên một cơ sở xã hội mới cho sự
phát triển(!). Họ đặt vấn đề: liệu Đảng có dám “vượt qua chính mình” để hoạch định
một chính sách đổi mới “mới”, vượt qua tất cả các giáo điều đang cản trở đất nước
phát triển, vì mục tiêu tối thượng của dân tộc, chứ không phải của học thuyết(!).
Có người còn đưa ra phương án, Đảng ta chỉ cần lấy Tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ!
Vậy lý do cần thay đổi hệ tư tưởng của Đảng có đúng không? Thực chất của những
khuyến nghị đó là gì?
Vâng! Đúng như vậy, ở nước ta hiện
nay có một số người giả danh là yêu nước, thương dân đã đưa ra nhiều kiến nghị,
thư ngỏ và mong muốn phải thay đổi tên Đảng, thay đổi thể chế chính trị, nên từ
bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin và chỉ cần lấy tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ...không cần
quan tâm đến chế độ xã hội miễn dân giàu là được...
Thực chất của những kiến nghị, khuyến nghị
đó là những vỏ bọc của những người cơ hội chính trị, có quan điểm sai trái về
chính trị, không khoa học và không còn là những cán bộ, đảng viên chân chính.
Đó còn là biểu hiện nhận thức không đúng về chủ nghĩa Mác – Lênin, cố ý đối lập
giữa học thuyết Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
Họ phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin thực
chất là phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng,
phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Tác hại của các quan điểm sai trái đó là
dễ gây mơ hồ và ảo tưởng cho thế hệ thanh niên và nhân dân ta, từng bước làm giảm
uy tín, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN. Họ tán dương cho
thể chế chính trị dân chủ đa nguyên, mô hình xã hội của những nước phát triển,
đề cao xã hội dân sự, cổ súy cho những tổ chức chính trị đối lập ra đời và hình
thành cơ chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập nhằm tranh quyền lãnh đạo với
Đảng và loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét