Ở Việt Nam từ trước đến nay, vấn đề dân tộc,
tôn giáo luôn là vấn đề được quan tâm và coi trọng, cụ thể hóa trong các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam liên quan đến vấn đề này. Là một
nước đa tôn giáo, vì vậy Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, đưa ra các chính sách,
chủ trương về vấn đề tôn giáo mà trong
tháng 10/2016, Quốc hội khóa 14 đã lấy ý kiến về dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn
giáo. Lợi dụng vấn đề đó các thế lực thù địch,
các tổ chức phản động đột lốt dân chủ, nhân quyền đã rêu rao trên các
diễn đàn, đăng tải nhiều bệnh phẩm với nội dung phản đối, công kích, bôi nhọ,
xuyên tạc về dự thảo Luật trên.
Gần đây các diễn đàn độc hại như anhbasam, Việt Tân, danluan,
danlambao đăng tải các bài viết với nội dung như: “Yêu cầu sửa đổi Dự
thảo Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng mới - Thư ngỏ của 54 Tổ chức Nhân quyền và Xã
hội Dân sự Quốc tế”, “Nghị sĩ Asean lo ngại luật tôn giáo Việt Nam”. Luận
điệu của chúng có đoạn viết: “…Tiếp tục lưu giữ những hạn chế không thể
chấp nhận đối với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như các nhân quyền
khác. Đặc biệt, những bảo đảm cơ bản cho quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng
tiếp tục bị xói mòn với cơ chế Đăng ký hà khắc, bó buộc, cho phép nhà nước xâm
phạm quá đáng vào công việc nội bộ các tổ chức tôn giáo… Đây là điều trái chống
với tinh thần và nguyên tắc của quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng…”.
Về vấn đề này, tác giả xin phép có một vài ý kiến như sau:
Thứ nhất, các phần tử phản động có tư tưởng chống đối Nhà nước
đã không bỏ lỡ sự kiện góp ý dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo, mà ra sức xuyên
tạc, bóp méo, vu khống vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam. Hay nói cách khác,
chúng lợi dụng phản biện, góp ý để công kích, tác động gây chia rẽ đoàn kết dân
tộc, đoàn kết lương - giáo. Động cơ không phải muốn sinh hoạt tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam phát triển hơn, văn minh hơn mà chúng chỉ muốn chọc ngoáy, tìm
cớ phê phán, góp ý sửa đổi những quy định trong luật theo hướng “có lợi” cho
việc tiến hành các hoạt động chống phá núp dưới danh nghĩa tôn giáo.
Hơn nữa, nhìn vào thực tế hiện nay, nước ta có
13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 01 pháp môn tu hành đã được công nhận và
cấp đăng ký hoạt động, với gần 24 triệu tín đồ, 83.000 chức sắc, 46 cơ sở đào
tạo chức sắc tôn giáo, 25.000 cơ sở thờ tự… Qua số liệu này cho thấy chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo các quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo, phát triển của các tôn giáo, tồn tại cùng dân tộc lâu dài trong quá
trình phát triển của đất nước. Đây là một sự thật không ai có thể xuyên tạc và
phủ nhận.
Đồng thời, việc xây dựng và ban hành Luật tín
ngưỡng, tôn giáo là rất cần thiết, là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo sẽ tiếp tục thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về tín ngưỡng, tôn
giáo; cụ thể hóa tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo; nội luật hóa các Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam
đã ký kết hoặc gia nhập; đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp
luật hiện hành về tín ngưỡng, tôn giáo.
Nhà nước ta bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo; đồng thời, để quyền tự do đó được bảo đảm thì mọi tổ chức, cá nhân phải
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà nước. Pháp luật sẽ nghiêm trị những kẻ lợi
dụng tôn giáo để xâm phạm lợi ích cộng đồng, xâm phạm quyền và lợi ích của công
dân, làm mất ổn định chính trị, xã hội, ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Đây là lẽ đương nhiên, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo
đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ
trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng
trên thực tế. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì
lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính
sách và biện pháp cụ thể để đảm bảo người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền
tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Chính điều này đã tạo nên một đời sống tôn giáo, tín
ngưỡng hết sức phong phú, sinh động ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét