Sự khác nhau giữa những “quan điểm sai trái, thù địch”
với những ý kiến khác với quan điểm, đường lối của Đảng.
Thứ nhất, về động cơ, mục đích.
Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tung ra những
quan điểm sai trái, thù địch một cách công khai, thẳng thắn nhằm đả kích vào Đảng,
phủ nhận vai ừò lãnh đạo của Đảng, đả kích vào chế độ XHCN, phủ nhận con đường
XHCN, nhằm lái đất nước đi vào con đường TBCN. Còn có những ý kiến của cán bộ,
đảng viên khác, thậm chí có khi trái với một số chủ trương của Đảng trong một
thời điểm nào đó nói chung là vì mục đích xây dựng, muốn đóng
góp ý kiến với Đảng, Nhà nước để làm tốt hơn, lãnh đạo và quản lý đất nước hiệu
quả hơn. Thậm chí trước những tiêu cực xã hội, những yếu kém ừong lãnh đạo, quản
lý, có thể có những ý kiến của cán bộ, đảng viên tâm huyết quá bức xúc, phê
phán mạnh mẽ, gay gắt cũng là vì mục đích, động cơ xây dựng.
Thứ hai, về nội dung các quan điểm.
Các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận, bác bỏ thẳng
thừng những nội dung cốt lõi, then chốt
trong đường lối chính trị, quan điểm cơ bản của Đảng. Cụ thể là:
-
Bác bỏ những nguyên lý cơ bản hoặc toàn bộ nền tảng tư
tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Những quan điểm
này bằng nhiều cách xuyên tạc, phủ nhận, nói xấu, bôi đen nền tảng tư tưởng của
Đảng và những người sáng lập ra nền tảng tư tưởng đó.
-
Bác bỏ lý tưởng XHCN, con đường đi lên CNXH, ca ngợi,
cồ súy cho CNTB, bôi đen CNXH, xuyên tạc CNXH cả trên lý luận lẫn thực tiễn.
Phủ nhận, bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, quy mọi sai lầm, khuyết điểm về cho Đảng Cộng sản.
-
Muốn lật đổ chế độ XHCN, thay đổi chế độ chính trị ở
nước ta. Gần đây họ đưa ra cái gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự”, họ tung lên mạng
Internet, mạng xã hội đủ loại ý kiến mà mục đích cuối cùng là “chuyển đổi thể
chế chính trị Việt Nam”.v.v..
Thứ ba, về phương pháp, cách thức.
Những người có quan điểm sai trái, thù địch không từ một
thủ đoạn nào dù là xấu xa, bẩn thỉu nhất để chống Đảng Cộng sản Việt Nam, chống
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chống chế độ XHCN, chống nhân dân.
Họ sẵn sàng bịa đặt, nói xấu một cách vô liêm sỉ, đổi trắng thay đen, suy diễn
một cách vô căn cứ, đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản với một số cán bộ đảng viên
tham nhũng, thoái hóa biến chất, phủ nhận công lao của Đảng, phủ nhận lịch sử,
cực đoan, phiến diện, siêu hình., quy chụp mọi khuyết điểm, sai lầm về cho Đảng
Cộng sản Việt Nam, lấy hiện tượng thay cho bản chất V.V..về hình thức diễn đạt, các quan điểm
sai trái, thù địch còn dùng những ngôn từ xấu xa, tệ hại, vũ đoán, nói lấy được,
thậm chí còn chửi bới bậy bạ, vô văn hóa.
Thứ tư, về nhân thân.
Những người tung ra các quan điểm sai trái, thù địch
chủ yếu là các thế lực thù địch bên ngoài, các đảng phái chính trị phản động
như Đảng Việt Tân ở hải ngoại, các phần tử cơ hội, chính trị trong và ngoài nước,
có những người đã từng vi phạm pháp luật Việt Nam, lòng đầy hận thù với chế độ.
Trong số này, có cả một số người trước kia là cán bộ, đảng viên song bây giờ họ
đã chuyển sang “trận tuyến bên kia”, họ đã sám hối, trở cờ, trở thành thế lực
thù địch. Còn những cán bộ, đảng viên có ý kiến khác với đường lối của Đảng có
thể do trình độ nhận thức hạn chế, do phương pháp tư duy giản đơn, không biện
chứng, do ngộ nhận hoặc chịu ảnh hưởng nhất đinh của những quan điểm sai trái
chứ không phải là thế lực thù địch.
Thứ năm, về cách thức đăng tải ỷ kiến.
Các thế lực thù địch tìm mọi cách để
tuyên truyền, phát tán những quan điểm sai ữái của mình trên các
phương tiện thông tin đại chúng như cho xuất bản sách, báo ở nước ngoài, sản xuất
băng đĩa hình, in truyền đơn rồi tìm cách chuyển về trong nước, sử dụng các đài
truyền hình, phát thanh của nước ngoài (như RFI, BBC...) nhằm vào Việt Nam. Đặc
biệt ngày nay dựa vào thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại, các thế lực
thù địch sử dụng mạng Internet, các mạng xã hội (facebook, twiste...) các bloge
để tán phát rất nhanh, hữu hiệu quan điểm của họ vào Việt Nam và trên, khắp thế
giới.Trái lại, là cán bộ, đảng viên, nếu có ý kiến khác hoặc trái với đường lối,
quan điểm của Đảng có thể phản ánh lên cấp trên, cấp có thẩm quyền, có quyền bảo
lưu ý kiến, hoặc trình bày, thảo luận trong các hội thảo khoa học, hội nghị nội
bộ chứ không được tùy tiện phát tán trên các phương tiện thông tin đại chúng; đảng
viên phải chấp hành Điều lệ Đảng và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Trung
ương về những điêu đảng viên không được làm. Đối với 2 loại ý kiến trên đây
chúng ta phải có thái độ và phương pháp đối xử đúng đắn,
phù hợp.
Đối với quan điểm sai trái, thù địch trong và
ngoài nước, chúng ta phải đấu tranh, phê phán mạnh mẽ, kiên quyết, kiên tri,
không mơ hồ, không thỏa hiệp. Các thế lực thù địch không từ một thủ đoạn nào để
chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta, chống phá Đảng, chống phá chế độ
ta. Dã tâm của họ là không thay đổi. Còn đối với những cán bộ, đảng viên có ý
kiến khác với đường lối, quan điểm của Đảng, đây là mâu thuẫn trong nội bộ nhân
dân, chúng ta cũng phải đấu tranh, phê phán, làm rõ đúng - sai thông qua đối
thoại, trao đổi, tọa đàm, thuyết phục trên tinh thần đồng chí, tăng cường đoàn
kết, đồng thuận, không đẩy họ về phía các thế lực thù địch mà cố gắng lôi kéo họ
về phía chúng ta; chúng ta phê phán quan điểm sai chứ không phê phán con người,
xúc phạm, đả kích cá nhân. Thông qua phê phán, chúng ta cũng phải xem lại mình,
xem lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có chỗ nào không đúng, còn
khiếm khuyết cần phải sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện; những nội dung nào thực hiện
chưa tốt cần phải chấn chỉnh, thực hiện tốt hơn để giải tỏa bức xúc của nhân
dân và cán bộ, những nội dung nào có vấn đề hoặc chưa rõ cần tiếp tục đi sâu
nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, qua đó hoàn thiện chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Như vậy sự phê phán đã chuyển thành tự phê
phán, sự phê phán tiêu cực đã chuyển thảnh phê phán tích cực./.
kiên định với chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH ĐCS Việt Nam, nhân dân Việt Nam nhất định có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. xã hội sẽ dân chủ, công bằng thực sự; không một thế lực nào có thể đánh đổ được chế độ XHCN ở Việt Nam
Trả lờiXóa