Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Nguyễn Thái Hợp, kẻ bán Chúa cầu danh, kích động giáo dân biểu tình ở Miền Trung

     Trên mảnh đất miền Trung Việt Nam “mưa úng đất, nắng đỏ trời; mẹ già nước mắt ướt đầm chân chim” lại có những con người băng hoại và độc ác. Tuy khoác trên mình bộ áo tu hành, tặng vật thiêng liêng của Chúa ban cho nhưng họ đã cam tâm tự bán mình cho quỷ dữ Satan, lừa dối, lung lạc con chiên, đưa họ vào vòng lao lý chỉ để phục vụ cho mục tiêu cơ hội chính trị bẩn thỉu của họ. Trong những ngày gần đây, nhân sự có môi trường đặc biệt nghiêm trọng diễn ra tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, ảnh hưởng đến nhiều vùng ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, một số linh mục có thái độ chống đối chính quyền dưới bàn tay điều khiển của Giám mục chánh tòa Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp đã kích động giáo dân biểu tình, gây bạo loạn chống chính quyền. Chúng mượn cớ Formosa có những sai phạm nghiêm trọng để từ đó, đưa ra những lời lẽ kích động chống lại chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, sự an nguy của đất nước. Con người ấy là ai ?

1- Vài nét về Nguyễn Thái Hợp.

     Nguyễn Thái Hợp sinh ngày 02-02-1945 tại Giáo xứ Làng Anh (Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An). Ông ta là con út trong một gia đình Công giáo gồm 6 người con (3 trai và 3 gái), nhưng 4 người đã từ trần và người chị duy nhất hiện đang sống ở Mỹ. Sau cuộc cải cách ruộng đất và cái chết của thân phụ ông ta, ông ta theo gia đình di cư vào miền Nam Việt Nam năm 1954. Chế độ Ngô Đình Diệm coi ông ta và gia đình ông ta là “nạn nhân của Cộng sản Bắc Việt”, bị “đấu tố và bức hại” trong cải cách ruộng đất. Nguyễn Thái Hợp được các linh mục “Dòng Chúa cứu thế” để mắt đến và “chăm sóc” kỹ lưỡng. Ngày 15-8-1964, Nguyễn Thái Hợp được đưa vào học giáo lý Công giáo tại Tập viện dòng Đa Minh tại Vũng Tàu.Từ năm 1965 đến năm 1972, ông ta lần lượt tốt nghiệp các khoa triết học và thần học tại các Học viện dòng Đa Minh tại Vũng Tàu và Thủ Đức.Vào cuối những năm ’60, đầu những năm ’70 của thế kỷ trước, Thiên chúa giáo La Mã có chủ trương “thích nghi thời đại” để hoạt động trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển, con người dần đi theo chủ nghĩa hiện thực. Và thế là vừa tốt nghiệp trường dòng, từ năm 1968 đến năm 1972, Nguyễn Thái Hợp lại được “Nhà Chung” đưa đi học Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ông ta tốt nghiệp với tấm bằng Cử nhân Triết học Đông Phương. Ngày 8-8-1972, ông ta được thụ phong Linh mục tại Sài Gòn.Từ năm 1972 đến năm 1978, ông ta tiếp tục theo học tại Đại học Fribourg (Thụy Sĩ) và có được tấm bằng tiến sĩ Triết học phương Tây. Từ năm 1978 đến năm 1979, ông ta học khoa Kinh tế chính trị tại Đại học Genève, Thụy Sĩ. Từ năm 1981 đến năm 1986, ông ta giảng dạy tại Phân khoa Thần học thuộc Học viện Thần học Gioan XXIII tại thành phố Lima, thủ đô Peru. Từ năm 1984 đến năm 1991, ông ta được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Học vụ (như Trưởng phòng Giáo vụ) của Học viện này.
     Từ năm 1989 đến năm 1994, ông ta kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bartolomé de Las Casas tại Lima, Péru. Trong thời gian này, ông ta còn tham gia giảng dạy và tham dự Hội nghị Thiên chúa giáo tại nhiều nước châu Mỹ Latinh như Brazil, Colombia, Costa Rica, Venezuela, Bolivia, Cộng hòa Dominicana… Năm 1994, ông ta được phong Tiến sĩ danh dự về Thần học luân lý tại Phân khoa Thần học Đức Mẹ Lên Trời ở São Paulo, Brazil.
     Năm 1995 ghi một dấu ấn quan trọng trong cuộc đời của Nguyễn Thái Hợp. Từ Brazil, ông ta được đưa sang Mỹ qua ngả Canada để dự một khóa học ngắn hạn về “đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền” và phương thức tiến hành “cách mạng sắc màu” do Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ (National Endowment for Democracy- NED) và Quỹ phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ. Quỹ này đảm nhận phần hoạt động hợp pháp bên ngoài của các chiến dịch bí mật của CIA. Bắt đầu từ đây, Nguyễn Thái Hợp được sử dụng như một con bài chính trị trong mưu toan thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam mà CIA thực hiện như một phần tiếp theo của kế hoạch hậu chiến sau khi Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam của Hoàng Cơ Minh thất bại và buộc phải chuyển đổi thành Việt Nam Canh tân cách mạng đảng (tức Việt Tân).
     Tuy nhiên, CIA không vội đưa Nguyễn Thái Hợp về Việt Nam. Để che giấu tung tích về thời gian 1 năm được huấn luyện tại Mỹ, trong 8 năm từ 1996 đến 2000, Nguyễn Thái Hợp được bố trí giảng dạy tại Phân khoa Xã hội học thuộc Đại Học Giáo Hoàng Thánh Tôma Aquinô, Roma, một phân khoa bổ trợ bình thường ít được chú ý như các phân khoa triết học và thần học.
Năm 2000, Nguyễn Thái Hợp về Việt Nam nhưng không giữ chức sắc nào trong giới Thiên Chúa giáo Việt Nam. Ông ta giấu mình trong một vỏ bọc khi giữ chức Giám đốc học vụ của Trường dòng Đa Minh Việt Nam và là thành viên của Ủy ban Giáo lý đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Nguyễn Thái Hợp đã tham gia nhiều hoạt động xã hội nhằm gây lòng tin trong dư luận người dân theo Thiên chúa giáo. Ông ta thành lập và hướng đạo Nhóm Đức tin và Văn hóa, một tổ chức hoạt động bất hợp pháp. Ông ta cũng mở lớp “Thần học giáo dân” trái phép vào năm 2000. cả hai tổ chức này đều nằm ngoài khuôn khổ hoạt động của Giáo hội Việt Nam, không được Nhà nước cấp phép. Ông ta cũng tổ chức Lễ Hội Giáng Sinh của các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; lập Phòng khám từ thiện Mai Khôi để chăm sóc và chữa trị những người có HIV/AIDS; thường xuyên tổ chức các chuyến khám bệnh cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa và vùng cao.
     Từ năm 2006, ông ta là thành viên của Ủy ban Từ vựng Công giáo, chủ nhiệm Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình. Bề ngoài, câu lạc bộ này được thành lập để gặp gỡ, trao đổi, thảo luận và học hỏi của những người Công giáo dấn thân phục vụ Giáo hội và xã hội Việt Nam hiện tại theo tinh thần Phúc Âm nhưng thực chất là nơi bàn bạc những biện pháp, thủ đoạn chống phá nhà nước, chống phá chế độ, gây rối trật tự xã hội.
     Với chức vụ Giám đốc học vụ, Nguyễn Thái Hợp liên tục đi rao giảng tại Trung tâm Học vấn Đa Minh, Gò Vấp, Học viện Liên dòng Phaolô Nguyễn Văn Bình, Học viện La San, Đại chủng viện Cái Răng, Đại chủng viện Sao Biển, Nha Trang, Đại chủng viện Vinh Thanh, Học viện Fransisco .v.v… Trong quá trình rao giảng, ông ta luôn che giấu thái độ chính trị và xuất thân của mình, thực hiện chiến lược “náu mình chờ thời”. Và cái Nguyễn Thái Hợp cho là thời cơ đã đến.

Ngày 13-5-2010, Nguyễn Thái Hợp được Giáo hoàng Benedictus XVI (tên thật là Joseph Aloisius Ratzinger) bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Vinh thuộc Giáo tỉnh Hà Nội thay cho Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên nghỉ hưu. Lễ tấn phong của ông ta được tổ chức linh đình ngày 23-7-2010 với hàng vạn người dân theo Thiên Chúa giáo tham dự. Từ ngày được bổ nhiệm, Nguyễn Thái Hợp nhanh chóng thăng tiến trong Giáo hội Công giáo Việt Nam nhờ sự “năng động” của mình. Tại Đại hội lần thứ XI của Hội đồng Giám mục Việt Nam họp tháng 10 năm 2010, Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam do Nguyễn Thái Hợp đề xuất được thành lập. Ông ta được bầu làm chủ tịch của ủy ban này trong nhiệm kỳ đầu tiên 2010-2013 và được tái cử trong nhiệm kỳ 2013-2016. Cũng từ ngày được bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Vinh, “cái kim trong bọc” Nguyễn Thái Hợp bắt đầu lòi ra. Ngày mà Nguyễn Thái Hợp được thụ phong chức Giám mục cũng là ngày ông ta tăng cường những hoạt động chống phá quyết liệt đối với Nhà nước Việt Nam và chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam...(Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét