Quốc tế II được thành lập tháng 7 năm 1889, trong giai đoan đầu khi
Ph.Ăngghen còn sống và lãnh đạo (1889 - 1895) đã kiên quyết đấu tranh chống xu
hướng cải lương, thoả hiệp, cơ hội… nội bộ Quốc tế II ổn định. Sau khi Ph.Ăngghen
mất (1895), bọn cơ hội trong Quốc tế II ngóc đầu dậy chống phá chủ nghĩa Mác,
lũng đoạn phong trào công nhân, mưu toan biến các Đảng dân chủ - xã hội Tây Âu
thành các đảng cơ hội, cải lương, làm cho phong trào cộng sản và công nhân Quốc
tế bị phân hoá thành các trào lưu chính trị, tư tưởng khác nhau.
Tư tưởng của
Lênin về đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội. Lênin phê phán và vạch rõ bản chất,
nguồn gốc của chủ nghĩa cơ hội. Lênin đã vạch rõ quan điểm của chủ nghĩa cơ hội,
xét lại Bécstanh: “ông ta phủ nhận khả năng đem lại cho chủ nghĩa cơ hội một cơ
sở khoa học và khả năng chứng minh theo quan điểm duy vật lịch sử, rằng chủ
nghĩa xã hội là tất yếu không thể tránh khỏi, ông ta phủ nhận tình trạng bần
cùng hóa ngày càng tăng, phủ nhận sự vô sản hóa và tình trạng những mâu thuẫn
tư bản chủ nghĩa ngày càng trầm trọng; ông ta tuyên bố rằng, ngay cả quan niệm
về mục đích cuối cùng cũng không vững chắc gì và kiên quyết bác bỏ chuyên chính
vô sản, ông ta phủ nhận sự đối lập về nguyên tắc giữa chủ nghĩa tự do và chủ
nghĩa xã hội, phủ nhận đấu tranh giai cấp; cho rằng, không thể áp dụng được lý
luận đó vào một xã hội thực sự dân chủ được quản lý theo ý chí của đa số vv..”
Lênin khẳng định rằng, “tự do phê bình” xét về bản chất là khuynh hướng
phê bình theo lối tư sản tất cả những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác, là đòi
thay thế chủ nghĩa Mác, chỉ lấy ở chủ nghĩa Mác những điều gì mà giai cấp tư sản
có thể chấp nhận được. Từ đó Lênin chỉ ra bản chất của chủ nghĩa cơ hội đó là:
Về bản chất chủ nghĩa cơ hội là kẻ khoác áo chủ nghĩa Mác, là người bạn đồng
hành của chủ nghĩa xét lại, chúng giả danh là những người mácxít để chống lại
chủ nghĩa Mác và làm tay sai cho chủ nghĩa tư bản, chúng không công khai phủ nhận
chủ nghĩa Mác, nhưng chúng xuyên tạc, hoài nghi chủ nghĩa Mác, chúng chỉ giữ lại
hình thức, mà tước bỏ nội dung, giữ lại thể xác mà tước bỏ linh hồn của chủ
nghĩa Mác; Về mục đích, về nhiệm vụ chính trị của giai cấp công nhân và cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản, theo quan điểm của
chúng là thỏa hiệp, cải lương. Có nghĩa là, chúng chống lại cách mạng vô sản và
chuyên chính vô sản. Như vậy, về bản chất chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại
là một. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và chuyển hóa lẫn nhau, chúng đều
phủ nhận những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, danh giới giữa chúng là
không phân biệt, chúng luôn ẩn mình, luồn lách để phá hoại Đảng, phá hoại phong
trào cộng sản và phong trào công nhân.
Lênin chỉ rõ, chủ nghĩa cơ hội, xét lại
Bécstanh phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX không phải
là ngẫu nhiên mà có nguồn gốc là dựa trên những điều kiện kinh tế, điều kiện lịch
sử và nguồn gốc xã hội của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét