Bản sắc tộc người là tổng thể các
giá trị đặc trưng, bản chất của văn hóa tộc người, gồm những giá trị bền vững,
những tinh hoa của tộc người được hình thành, tồn tại và phát triển trong quá
trình lịch sử.
Các
giá trị đặc trưng bắn sắc tộc người mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng
và tiềm ẩn. Muốn nhận biết chúng, phải thông qua các sắc thái văn hóa biểu hiện
trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội tộc người. Các sắc thái biểu hiện tương đối
cụ thể, bộc lộ, dễ nhận biết như: nhà cửa, trang phục... Bản sắc vǎn hóa tộc
người còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính độc đáo, đặc
trưng.
Bản
sắc là cái gốc, cái căn bản, cốt lõi, cái hạt nhân của một tộc người. Khi nói đến
bản sắc tộc người tức là nói đến những giá trị căn bản, cốt lõi, những giá trị
hạt nhân của tộc người, dân tộc. Song bản sắc không hẳn là tất cả mọi giá trị
của văn hóa tộc người, mà thường là những giá trị tiêu biểu, bản chất nhất,
mang thuộc tính tộc người sâu sắc.
Bản
sắc tộc người vừa chịu tác động của kinh tế - xã hội để có sự biến đổi, vừa tồn
tại bền vững trong tiến trình lịch sử, có cốt lõi xuyên qua mọi giai đoạn lịch
sử tộc người. Nó được tạo dựng và xác lập dần dần trong quá trình lịch sử ra
đời, vận động và phát triển của tộc người; là thành quả lâu dài của lao động
sáng tạo; là kết quả tiếp xúc, giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều tộc
người.
Bản
sắc tộc người cũng bao gồm cả cái chung ở các tộc người khác. Các giá trị bản
sắc không phải là không thay đổi, “nhất thành bất biến”. Có các yếu tố cũ, lỗi
thời bị xóa bỏ, có những giá trị mới, tiến bộ được bổ sung, tiếp biến vào bản
sắc tộc người, làm giàu thêm nền văn hóa. Có các giá trị tiếp tục phát huy tác dụng,
dưới những hình thức mới, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu nó
không được giữ gìn, bồi dưỡng, tiếp biến để kế thừa qua các thế hệ thì sẽ bị
mai một và tàn lụi.
Trong
thời đại toàn cầu hóa, hội nhập, giao lưu tiếp xúc giữa các tộc người, dân tộc là
tất yếu. Bản sắc văn hóa tộc người đều có sự biến đổi và phát triển. Tộc người bao
giờ cũng có sự học hỏi, tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa. Bảo
vệ bản sắc văn hóa các dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp
thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ của các dân tộc khác và nhân loại. Giữ
gìn bản sắc dân tộc đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập
quán, lề thói cũ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét