Thời gian qua, một số tờ báo, trang Blog cá nhân,
mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, vu khống lãnh đạo Đảng và Nhà nước
Việt Nam, xuyên tạc tình hình Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới. Gần đây nhất dư luận không khỏi
bức xúc về vụ việc Tổ chức Phóng viên không biên biên giới (RSF) đưa Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng vào danh sách “kẻ thù của tự do truyền thông” và xếp Việt
Nam đứng thứ 175 trong số 180 quốc gia “đàn áp tự do báo chí”. Chúng hả hê
xuyên tạc rằng: Tại Việt Nam báo chí hoàn toàn bị cấm đoán, internet bị theo
dõi và kiểm soát chặt chẽ; Nhiều công dân mạng và Blogger bị chính quyền đàn áp
vì những cáo buộc mơ hồ…thực hư vấn đề này như thế nào chưa nói chắc bạn đọc
củng đã rõ mấy phần.
Trước tiên tác giả muốn bạn đọc biết được Tổ chức
Phóng viên không biên biên giới (RSF) là gì? Đây là một tổ chức phi Chính phủ hoạt động toàn cầu với mục đích bảo vệ tự
do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo
đang bị giam giữ. Tổ chức hoạt động dựa trên điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Phóng viên không biên giới do nhà báo người
Pháp Robert Ménard thành lập năm 1985. Những năm gần đây dưới sự tài trợ, thao túng
của Mỹ và các nhà tài phiệt phương Tây tôn chỉ, mục đích ban đầu mà Tổ chức
Phóng viên không biên biên giới đã đề ra đang dần trở nên méo mó hơn bao giờ
hết. Mặc dù, đang khoác lên mình cái nhãn hiệu bảo vệ quyền lợi của các nhà
báo, nhưng trên thực tế, RSF không hề bảo vệ các nhà báo chân chính mà chỉ chăm
chăm tiếp tay một số Blogger và nhà báo giả danh để hoạt động chống phá chính
quyền mà không ít Quốc gia đã lên tiếng để phản đối.
Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí được Hiến pháp ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực thi. Theo đó, tất cả các
bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến nay đều có những quy định về tự do ngôn
luận, tự do báo chí và khẳng định đây là một trong những quyền cơ bản nhất của
con người, của mọi công dân.
Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”
Điều 2, Luật báo chí Việt Nam quy định:
“Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền
tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng
vai trò của mình.
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà
nước bảo hộ ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà
báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân...”
Hành động trên của RSF rõ ràng là một sự xuyên
tạc, bóp méo, bịa đặt, vu cáo, bôi đen thực tế xã hội và thực trạng tự do, dân
chủ, nhân quyền ở Việt Nam, thể hiện cái nhìn phiến diện và áp đặt của tổ chức
này.
Hơn nữa, những trường hợp mà RSF gọi là “các
Bloggers có tiếng nói đối lập bị đàn áp” như: Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài,
Tạ Phong Tần, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Hồ Hải họ đã lợi dụng việc tự do ngôn
luận, tự do báo chí, có quan điểm sai trái, thù hằn với Việt Nam tự ý thành lập
các trang Blog cá nhân, các website, lợi dụng mạng xã hội facebook, twitter… để
tuyên truyền những vấn đề không đúng với sự thật tại Việt Nam, vu khống Việt
Nam đàn áp tự do tôn giáo, không có dân chủ, nhân quyền. Đây là những hành động
hoàn toàn sai trái vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam và phải bị xử
lý nghiêm khắc để đảm bảo mọi người dân Việt Nam cũng như trên thế giới có
quyền tiếp cận những thông tin chính thống, đúng sự thật về tình hình Việt Nam.
Đây là lẽ đương nhiên, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
RSF thực chất chỉ là một công cụ đắc lực cho các tổ chức phản
động bên cạnh các tổ chức như HRW nhằm chống phá tình hình nội bộ các quốc gia,
can thiệp sâu vào các sự việc điều này làm lộ rõ bản chất diều hâu của tổ chức
này là hoạt động dựa trên sự chỉ đạo của các thế lực thù địch chứ chẳng hề có
cái gọi là “tự do” như họ quảng bá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét