Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

VIỆT NAM KHÔNG ĐI THEO NƯỚC NÀY CHỐNG NƯỚC KIA TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC


Vừa qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định xây dựng Cảng biển Cam Ranh thành Cảng quốc tế hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, ngay sau khi chủ trương trên được đưa ra đã xuất hiện không ít những quan điểm, tư tưởng khác của những "công dân", "nhà báo", "nhà dân chủ", "trí thức", "học giả" … dưới các hình thức "tư vấn", "phản biện", "kiến nghị, "góp ý", "gợi ý" … cho rằng hàng động trên của Việt Nam đã phá hoại mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị với nước láng giềng; nói không đi đôi với làm; nói "thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ …" nhưng trên thực tế lại liên minh với "nước thứ ba" để đòi chủ quyền trên Biển Đông.
Vậy, thực hư những quan điểm, luận điệu đó là như thế nào? Đây có phải là lời "gan ruột" góp ý chân thành, tâm huyết nhưng thiếu nhạy cảm, tỉnh táo về chính trị hay là dụng ý thâm độc của những kẻ cơ hội, phản động? Hay là sự nham hiểm, trắng trợn của các thế lực thù địch nhằm thực hiện mưu đồ chính trị đen tối gây mất ổn định chính trị ở Việt Nam?
Trước tiên về thực tế, khi được hiện thực hoá, Cam Ranh sẽ trở thành khu dịch vụ hàng hải và cung ứng, sửa chữa tàu biển lớn, hiện đại, có thể đón tàu của tất cả các nước đến thăm và sửa chữa, cung cấp các dịch vụ hậu cần…, vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đáp ứng yêu cầu của các đối tác khi đề nghị cho tàu vào thăm, ghé đậu Cảng Quốc tế Cam Ranh. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với chủ trương gắn an ninh, quốc phòng với kinh tế và an ninh, quốc phòng với đối ngoại của Đảng; đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thứ hai, để giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dung và phát triển đất nước trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, Việt Nam hiểu rằng:
- Những bất đồng, tranh chấp ở trên Biển Đông hiện nay không chỉ liên quan đến 5 nước, 6 bên có yêu sách chủ quyền mà còn trực tiếp liên quan đến hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hành hải, hàng không ở Biển Đông và khu vực. Đây là vấn đề phức tạp, lâu dài, không thể giải quyết ngay trong ngày một, ngày hai và vấn đề Biển Đông không thể do một nước lớn hay một vài cường quốc nào đó dàn xếp, quyết định. Càng không thể giải quyết được vấn đề phức tạp ở Biển Đông bằng sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Vì sẽ không thể có hoà bình, ổn định và phát triển lành mạnh ở Biển Đông nếu ở đây chân lý thuộc về kẻ mạnh, nếu những tranh chấp, bất đồng được các bên hành xử theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé". Thực tế cho thấy, chính những hành động bất chấp luật pháp quốc tế và quân sự hoá Biển Đông gần đây đã và đang làm cho tình hình trở lên phức tạp, căng thẳng và khó kiểm soát. Do đó, giải quyết vấn đề Biển Đông tất yếu phải bằng cơ chế đàm phán, thương lượng hoà bình song phương và đa phương trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
- Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam hiện nay phải bằng sức mạnh tổng hợp trên cơ sở luật phát quốc tế. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nội lực và ngoại lực, bằng cả sức mạnh trong nước và sức mạnh của cộng đồng quốc tế chứ không thể chỉ dựa vào việc liên minh quân sự với một cường quốc, một nước phát triển. Trong điều kiện các nước đều đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc thì hiếm có một "nước phát triển" nào; một "cường quốc" nào lại đi bảo vệ chủ quyền, bảo vệ Tổ quốc cho một quốc gia, dân tộc khác một cách vô tư, không tính toán. Do đó, dựa vào một nước nào đó dù là "nước phát triển" hay một "cường quốc" thì không những không giải quyết được vấn đề mà thậm chí còn làm trầm trọng, căng thẳng và phức tạp thêm tình hình. Thực thế cho thấy, là đồng minh của Nhật Bản nhưng lâu nay Mỹ cũng không giúp được gì cho Nhật Bản trong việc khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư); hay như cả Mỹ và Liên minh châu Âu "bảo trợ" khá toàn diện cho Ucraina nhưng đất nước này vẫn rơi vào khủng khoảng và không thể giữ được bán đảo Crưm…
- "Liên minh" với một nước nào đó để chóng lại nước khác tức là chúng ta đã tự tạo cho mình thêm một kẻ thù. Càng tai hại hơn nếu đó lại là một quốc gia có địa chính trị "núi liền núi, sông liền sông". Lịch sử đã khắc ghi nhiều bài học sâu sắc cho việc tồn tại độc lập bên cạnh một nước láng giềng luôn tìm cách "đồng hoá" chúng ta, đó không chỉ là nhờ vào những chiến công hiểm hách như lời hiệu triệu của các bản Tuyên ngôn "Hịch tướng sĩ" hay "Đại cáo bình Ngô"… mà còn nhờ vào chính sách ngoại giao mềm dẻo ngay sau mỗi chiến thắng của các đấng anh minh vì dân, vì nước. "Bán an hem xa, mua láng giềng gần", "nước xa không cứu được lửa gần"… những câu dặn dò của cha ông xưa vẫn còn nguyên giá trị. Hơn nữa, trong quan hệ quốc tế đương đại, các nước vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản… vừa là chủ nợ vừa là con nợ, vừa là đối thủ, vừa là đối tác lớn của nhau. Do đó, việc nêu "quan điểm" đi theo (liên minh) với nước này để chống nước kia nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo là ảo tưởng, ngây thơ và hài hước.
- Quan điểm dựa vào nước này, liên minh với nước kia để bảo vệ chủ quyền… là thể hiện tư tưởng yếu hèn, nhược tiểu. Quan điểm này haonf toàn trái ngược với truyền thống của dân tộc ta và trái với xu thế vận động khách quan của thời đại. Trong suốt chiều dài lịch sử: Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường là truyền thống, kinh nghiệm, bản lĩnh, khí phách dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng đúc kết: Không có gì quý hơn độc lập, tự do; đem sức ta mà giải phóng cho ta; tự lực cánh sinh dựa vào sức mình là chính. Xu thế khách quan của thế giới đương đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển; các quốc gia, dân tộc đề cao ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường… Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, dựa vào nước khác không những không bảo vệ, không đòi được chủ quyền, thậm chí còn mất luôn cả quyền độc lập về chính trị, quyền tự quyết của dân tộc. Do đó, ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của nước khác, dựa vào nước khác để bảo vệ độc lập, chủ quyền thì không xứng đáng được hưởng tự do, độc lập. Sự phụ thuộc của một số quốc gia trên thế giới hiện nay càng khẳng định thêm tính đúng đắn trong đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, rõ ràng trong vấn đề đối ngoại, kể cả chính sách phát triển kinh tế, gắn với quốc phòng, an ninh và đối ngoại là sự thể hiện lòng dân, ý Đảng; nó gắn bó, thống nhất chặt chẽ với nhau vì sự ổn định và phát triển đất nước chứ không hề có chuyện "liên minh với nước này để chống nước kia"; "nói một đường, làm một nẻo" như ai đó đã rắp tâm rêu rao.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét