Tự diễn
biến là khái niệm chỉ sự vận động bên trong của mọi sự vật, hiện tượng. “Tự
diễn biến”, “tự chuyển hoá” có thể xảy ra trên các mặt tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” là một trong những nguy cơ làm
phương hại đến vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải đề cao tinh thần
cảnh giác, chủ động phòng, chống không để xảy ra hiện tượng “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Vấn đề
quan trọng nhất hiện nay là phải ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển
hoá” về tư tưởng chính trị. Song không coi nhẹ mặt đạo đức, lối sống. Sự suy
thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống sẽ dẫn đến tha hoá
về tư tưởng chính trị. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có thể có trong Đảng,
trong hệ thống chính trị, trong xã hội; có thể có trong đảng viên, công chức,
nhân dân, nhưng nguy hiểm hơn cả là trong cán bộ, nhất là cán bộ có chức,
quyền, cán bộ trung cao cấp, cán bộ lãnh đạo, quản lý chiến lược, vĩ mô. “Tự
diễn biến”, “tự chuyển hoá” là quá trình từ bỏ dần tư tưởng của chủ nghĩa xã
hội, hướng dần theo những tư tưởng tư sản. Hiện tượng “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” về tư tưởng chính trị rất không đơn giản, cần được phân tích, nhận
diện chính xác. Do đó, việc xác định đâu là biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” đòi hỏi phải lấy lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của người lao
động làm tiêu chí xem xét, đánh giá với phương pháp khoa học, tránh “chụp mũ”,
quy kết vội vàng; đồng thời, không thể mất cảnh giác cho rằng “không có vấn đề
gì”. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” là một hiện tượng mà sự nảy sinh và phát
triển của nó có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Trạng
thái “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” xuất phát từ 3 nguyên nhân: (1).
Do hạn chế về trình độ hiểu biết, năng lực trí tuệ, năng lực thực tiễn;
(2). Do sự thoái hóa về phẩm chất đạo đức, lối sống của từng cán bộ, đảng viên,
nhất là những đảng viên có chức, có quyền trong hệ thống chính trị; (3). Vì chủ
nghĩa cá nhân gây nên mất đoàn kết nội bộ, làm xuất hiện những cá nhân, nhóm
người mâu thuẫn nhau về địa vị, lợi ích... Những nguyên nhân chủ quan nêu trên
sẽ làm cho nội bộ suy yếu, mất sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho các
thế lực thù địch lợi dụng, can thiệp, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hoá”..
“Tự
diễn biến”, “tự chuyển hoá” vô cùng nguy hiểm, nó phụ thuộc chủ yếu vào chính
mỗi người, vào sức mạnh và khả năng đề kháng của cơ thể xã hội XHCN như V.I.Lênin
đã từng cảnh báo: Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta, ngoài những sai lầm
của bản thân chúng ta. Toàn bộ vấn đề là ở chữ “nếu” này. Nếu chúng ta do sai
lầm mà gây ra sự chia rẽ thì tất cả sẽ sụp đổ.
Cuộc
đấu tranh phòng, chống “diễn biến hoà bình” chỉ đạt được kết quả khi nó được
gắn liền với cuộc đấu tranh đẩy lùi, khắc phục các nguy cơ nội sinh, như nguy
cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực, nguy cơ chệch hướng
xã hội chủ nghĩa và nguy cơ tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái về phẩm chất,
đạo đức của cán bộ, đảng viên. Các nguy cơ này có mối liên hệ, tác động lẫn
nhau. Sự yếu kém, những sai lầm, khuyết điểm của chúng ta là cơ sở cho các thế
lực thù địch lợi dụng để tăng cường âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo
loạn lật đổ. Sự tác động của “diễn biến hoà bình” thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” tạo ra những nhân tố nội xâm hết sức nguy hiểm, cho nên phải chủ
động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn
đến đột biến bất lợi.
Đấu
tranh chống “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức là
trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, mà trước hết, trực tiếp là
trách nhiệm của các cấp ủy đảng chứ không phải chỉ là nhiệm vụ của chính quyền
các cấp. Vì vậy, từng cấp uỷ, từng ngành, từng địa phương, các cấp cần chủ động
xây dựng kế hoạch và chương trình hành động đấu tranh phòng, chống “diễn biến
hoà bình” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức nói riêng phù hợp với điều
kiện và tình hình ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình; phải đặt dưới sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; gắn
với việc xây dựng, giữ vững và phát huy nhân tố nội lực mang tính quyết định./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét