Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

XUYÊN TẠC VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM - MỘT LUẬN ĐIỆU NGU XUẨN, VIỂN VÔNG


Gần đây, tuy không phải là mới nhưng lại nổi lên nhiều ý kiến cho rằng “chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, vì thế Việt Nam không nên và không thể gắn liền mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Nhất là trong bối cảnh các Đảng cộng sản, các nước XHCN đang tiến tới kỷ niệm 100 năm cách mạng Tháng Mười vĩ đại và Đảng ta đang đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).
Để không bị lôi kéo bởi những luận điệu ngu xuẩn cứ nhai đi nhai lại về sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam mà đám ngu muội rêu rao. Cần phải thấy rõ rằng:
Thứ nhất, sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không phải sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung, với tư cách là một nấc thang phát triển của xã hội loài người, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thứ hai, Chế độ Xôviết ngay từ lúc mới ra đời ở Nga đã tỏ rõ được tính ưu việt so với các chế độ chính trị-xã hội trước đó. Nhờ tính ưu việt đó, nó đã đánh thắng cuộc chiến tranh can thiệp của các nước đế quốc sau Cách mạng Tháng Mười, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức-Nhật, dẫn tới sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Vào những thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đạt được những thành công lớn. Nếu vì sự sụp đổ sau này mà phủ nhận sạch trơn những gì chế độ Xôviết đã giành được là một sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
Thứ ba, Sai lầm của Liên Xô và các nước Đông Âu lúc đó là đã sa vào chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng đối lập, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, gây hoang mang, dao động trong đông đảo quần chúng, dẫn đến hỗn loạn xã hội, khiến cho ở Đông Âu, chính quyền bị các thế lực thù địch cướp lấy, còn Liên Xô thì chia rẽ sâu sắc trong nội bộ lãnh đạo, cuối cùng, chính quyền cũng lọt vào tay nhóm chống đối trong Bộ Chính trị, những kẻ chống chính quyền Xôviết từ rất sớm. Không thấy nguyên nhân trực tiếp của sự sụp đổ là ở đây mà coi sự sụp đổ là tất yếu của chính quyền Xô-viết cũng là sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
Thứ tư, thực tiễn cách mạng nước ta hơn 87 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Lịch sử đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối này, cớ sao vì sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu mà phải từ bỏ nó? Việc đánh đồng đổi mới của Việt Nam với cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Đông Âu là một sai lầm có dụng ý.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bổ sung, phát triển năm 2011 chỉ rõ: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Cương lĩnh nêu lên 8 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng, trong đó 3 đặc trưng đầu tiên là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp…
Thử hỏi con đường độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội xán lạn như vậy tại sao ta phải từ bỏ chỉ vì mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét