Suốt chiều dài lịch sử, sức mạnh chính trị - tinh thần là ưu thế tuyệt đối,
có vai trò rất lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Sức mạnh của nhân tố chính trị - tinh thần là sức mạnh tổng hợp của nhân tố
chính trị, gắn liền với nhân tố tinh thần, dựa trên nền tảng chính trị của một
giai cấp nhất định gắn bó chặt chẽ với nhận thức, tình cảm, ý chí, quyết
tâm…của mỗi thành viên trong xã hội và hướng theo những lợi ích, định hướng
chính trị nhất định. Các thế hệ cha anh luôn nhận thức đúng và quan tâm đến
việc xây dựng và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần, đặc biệt là trong
những cuộc chiến tranh giải phóng và trong công cuộc bảo vệ đất nước. Kinh
nghiệm lịch sử đã chỉ ra rằng, sức mạnh chính trị - tinh thần nếu được phát huy
thì không một khó khăn, trở ngại nào chúng ta không vượt qua. Không một kẻ thù
nào chúng ta không đánh thắng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh chính trị - tinh thần của dân tộc ta
được phát huy cao độ với nội dung và chất lượng mới, đưa cách mạng Việt Nam đi
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, việc xây dựng và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần luôn là vấn đề
chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Sức mạnh chính
trị - tinh thần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là tổng thể những khả năng về
chính trị - tinh thần có thể huy động nhằm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo
vệ Tổ quốc, thể hiện ở hệ tư tưởng chính trị,chế độ xã hội, các chính sách đối
nội, đối ngoại; ở lòng yêu nước, niềm tin, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần
đoàn kết…dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa. Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phải chú trọng xây
dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó, lấy xây dựng sức
mạnh chính trị - tinh thần là nhân tố hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến thắng
lợi của sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét