Thứ
nhất, xuyên tạc, phủ nhận, tiến tới xóa bỏ nền
tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Thay thế
vào đó là hệ tư tưởng tư sản và con đường phát triến tư bản chú nghĩa. Từ đó
làm mat lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là giới trí thức, văn
nghệ sĩ.
Thứ
hai, các thế lực thù địch tìm mọi cơ hội để
tuyên truyền xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ ta, cô lập lực lượng vũ trang,
"phi chính trị hóa" giới trí thức, văn nghệ sĩ, tạo ra nhiều xu thế
ly khai, thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, gây rối loạn nội
bộ. Chúng tung ra các luận điệu "phải có một nền văn học - nghệ thuật
thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự kiếm duyệt của
các cơ quan chức năng". Mục tiêu của chúng là làm cho Đảng Cộng sản Việt
Nam bị cô lập, suy yêu, mâ't vai trò lãnh đạo đối vói Nhà nước và xã hội.
Thứ
ba, khuyến khích những "xu hướng báo
chí", "xu hướng văn hộc - nghệ thuật" xa lạ làm nền tảng cho sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam. Hai hướng trọng điểm là "tư
nhân hóa", "thương mại hóa" báo chí và văn học - nghệ thuật,
thoát ly sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nưóc.
Thứ
tư, khuyến khích các quan điểm, tư tưởng
chính trị trái chiều, đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó tập hợp, phát
triển lực lượng "dân chủ" ở Việt Nam, tìm chọn, xây dựng "ngọn cờ",
hình thành tổ chức chính trị đối lập, tạo nên vị thế chính trị mới để thay đổi
thể chế chính trị ở nước ta bằng con đường "hợp pháp, hợp hiến".
Để thực hiện những mục tiêu nói trên,
các thế lực thù địch phôi hợp với các phần tử chông chủ nghĩa xã hội, sô đôi tượng
cực đoan, quá khích trong nước đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tác động
phân hóa, kích động tư tưởng bất mãn, chông đôi trong đội ngũ văn nghệ sĩ, trí
thức; khích lệ các xu hướng "thương mại hóa", "tư nhân
hóa", "phi chính trị hóa" báo chí, xuất bản... Âm mưu của chúng
là đặt báo chí, văn học - nghệ thuật thoát ra ngoài chính trị, phục vụ bất cứ
thể chế chính trị nào. Thông qua đó, từng bước tạo ra một "phong trào dân
chủ đa nguyên" bao gồm các văn nghệ sĩ, trí thức, phóng viên, luật sư cực
đoan, quá khích, số bất mãn, cơ hội chính trị làm nòng cốt cho việc thành lập
tổ chức, đảng phái chính trị đồi lập ở Việt Nam; đổng thòi kích động phóng viên
báo chí, các văn nghệ sĩ tham gia với vai trò tiên phong vào các hoạt động phá
hoại chính trị - tư tưởng, chông Đảng và Nhà nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét