Điều
4, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 01 năm 2011
về Công tác dân tộc, đã chỉ rõ:
Dân tộc đa số là dân tộc có số
dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.
Dân tộc thiểu số là những dân tộc
có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc
thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dân
tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.
Dân
tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt là những dân tộc có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí sau: Tỷ lệ hộ nghèo
trong đơn vị thôn, bản chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước; các
chỉ số phát triển về giáo dục đào tạo, sức khỏe cộng đồng và chất lượng dân số
đạt dưới 30% so với mức trung bình của cả nước; cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết
yếu chất lượng thấp, mới đáp ứng mức tối thiểu phục vụ đời sống dân cư.
Hiện
nay, dân tộc đa số là dân tộc Kinh (Việt), 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu
số. Theo Tổng điều tra năm 2009, dân tộc Kinh có 73.594. 427 người,
chiếm 86,2% dân số toàn quốc; 6 dân tộc có số dân gần một triệu trở lên là Tày,
Thái, Mường, Khơme, Nùng, Hmông; 16 dân tộc thiểu số ít người có số dân dưới
10.000 là La hủ, La ha, Pà thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô lô, Mảng, Cờ lao, Bố y,
Cống, Si la, Pu péo, Rơ măm, Brâu, Ơ đu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét