Hiện
nay, mâu thuẫn và xung đột dân tộc,
sắc tộc diễn ra khắp các châu lục, mang tính toàn cầu. Từ những năm 80 thế kỷ
XX trở lại đây, vấn đề dân tộc, sắc tộc nổi lên khắp nơi, không phụ thuộc vào
thể chế chính trị, trình độ phát triển ở các quốc gia, hay vị trí địa lý. Trào lưu ly khai,
phân lập dân tộc diễn ra mạnh mẽ đan
xen cùng xu hướng liên kết.
Các
“điểm nóng” dân tộc xảy ra với nhiều hình thức, cấp độ khác nhau, mang các
sắc thái tộc người, dân tộc, tộc người - tôn giáo… Mâu thuẫn và xung đột đa
dạng trên mọi lĩnh vực, bằng nhiều phương thức vũ trang, phi vũ trang từ xung
đột hòa bình, nội chiến đến chiến tranh khu vực… nhằm tranh giành quyền lực
giữa các phe phái, tranh giành lãnh thổ, biển đảo, lợi kinh tế, ảnh hưởng tôn
giáo, văn hóa.
Ở
châu Âu, mặc dù đang diễn ra quá trình liên minh châu Âu với
sự nhất thể hóa về kinh tế, chính trị, tiền tệ... song xung đột dân tộc, sắc
tộc vẫn bùng nổ ở nhiều nơi. Điển hình là sự tan vỡ của Liên bang Nam Tư, xung
đột sắc tộc ở Ban Căng giữa người Xécbi với người Bôxnhia, Crôatia; sự ly khai của người
Anbani ở Côxôvô; sự căng thẳng, xung đột ở Nga và các nước Liên Xô (cũ) như: tranh chấp vùng Nam Ôsêtia giữa Grudia với Nga, vùng
Nagorơnưi Karabắc giữa Azecbaigian và Acmênia; Trecnhia đòi ly khai thành
lập nhà nước riêng. Xung đột ở Bắc Ai Len giữa người Tin Lành với người Thiên Chúa giáo,
và xứ này đòi tách khỏi Liên hiệp Anh. Phong trào ly khai ở xứ Baxcơ (Tây Ban Nha). Hiện mâu thuẫn và xung đột diễn ra gay
gắt ở
Ucraina.
Ở
châu Á, Trung Đông đang là chảo lửa xung đột dân tộc như: phong trào đòi
độc lập của người Cuốc ở Irắc,
Thổ Nhĩ Kỳ; cuộc chiến hàng thập kỷ nay ở Ápganixtan giữa quân chính phủ
với phe Taliban, giữa các
phe phái bộ tộc địa phương; cuộc chiến tranh xung đột giữa Ixraen với Palextin và các nước Ảrập về
lãnh thổ; đặc biệt là hoạt
động tàn bạo của Nhà nước Hồi giáo (IS). Ở Nam Á: phong trào ly khai ở Tây Tạng
(Trung Quốc); tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ với Pakixtan. Ở Thái Lan, Philippin
và Myanma, xung
đột dân tộc đòi phân tách, tự trị nổi lên từ nhiều thập kỷ nay chưa được giải quyết. Các tranh chấp lãnh thổ, biển
đảo đang diễn gay gắt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ở
châu Phi, địa bàn đã gia tăng chưa từng thấy các cuộc
xung đột dân tộc, sắc tộc. Hàng chục nước châu Phi chìm đắm nhiều thập kỷ trong đói
nghèo, lạc hậu và xung đột dân tộc, sắc tộc. Xung đột có tính chất tộc người
- tôn giáo ở Nam Xuđăng giữa người Thiên Chúa với người Hồi giáo đi đến thành
lập 2 nhà nước riêng. Nội chiến ở Êtiôpia đã đi đến phân tách thành 2 quốc gia là Êtiôpia và Êtơria. Nội chiến giữa
các bộ tộc ở Libi; phong trào Hồi giáo cực đoan hoạt động mạnh ở Angiêri, Xuđăng,
Ai Cập, Êtiôpia.
Ở
châu Mỹ và châu Đại Dương, nổi lên mâu
thuẫn, xung đột giữa người dân gốc Âu di cư đến với người thổ dân. Ở Canađa, cộng đồng người nói tiếng Pháp
đòi ly khai ở bang Quêbec. Vấn đề dân tộc, sắc tộc mang đặc điểm nổi bật ở châu
Mỹ là xung đột tộc người - chủng tộc. Ví dụ, ở Mỹ, sự phân biệt chủng tộc giữa
người da trắng và người da màu, nhất là với bộ phận người Mỹ gốc Phi đã và đang diễn ra từ nhiều thập kỷ nay. Ở Mêhicô, các bộ
lạc da đỏ bị dồn vào các vùng đất hẻo lánh khô cằn đã nổi dậy ở bang Chiapat
đòi ly khai. Căng thẳng trong quan
hệ biên giới giữa Côlômbia với Vênêruêla.
Như
vậy, các mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc trên thế
giới rất phức tạp, căng thẳng, gây ra nhiều hậu quả hết sức nặng nề; không chỉ làm
suy yếu các lực lượng cách mạng và tiến bộ, mà còn làm các quốc gia bị chia rẽ,
phân lập, chìm trong nội chiến kéo dài. Hàng triệu người đã bị chết, hàng chục
triệu người tị nạn do xung đột, nhất là gây ra làn sóng di cư khủng hoảng nhân
đạo từ Trung Đông và Bắc Phi vào châu Âu hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét