Sự ra đời của
nhà nước pháp quyền đã đánh dấu sự phát triển của xã hội loài người, là nhà
nước được xem xét dưới góc độ pháp luật, mà pháp luật luôn mang tính giai cấp,
là sự hiện thực hóa ý chí của giai cấp thống trị, buộc các giai cấp, tầng lớp
khác trong xã hội tuân theo. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ý chí
của giai cấp thống trị thống nhất với ý trí và nguyện vộng của đa số người dân,
nên pháp luật được xây dựng dựa trên cơ sở ý trí, nguyện vọng của người dân,
đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng hợp pháp của người dân. Đó là nhà nước của
dân, do dân, vì dân và do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn
một số người do hạn chế về nhận thức hoặc bất đồng về chính kiến đã có quan
điểm không đúng khi cho rằng: “đã có pháp quyền, tại sao phải xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, hay “trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
thì Đảng, nhà nước, cán bộ, công chức của Đảng, nhà nước đứng ngoài pháp luật”…
Mục đích của các quan điểm này nhằm phủ nhận các giá trị của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, ca ngợi nhà nước pháp quyền của các nước phương Tây.
Trước những luận điệu đó, cần nhận thức đúng đắn một số vấn đề sau:
Mỗi quốc gia,
dân tộc có đặc điểm lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội, thể chế chính trị khác
nhau thì có nhà nước pháp quyền khác nhau.
Nhà nước pháp quyền đề cập đến phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ
máy nhà nước dưới góc độ pháp luật, mà pháp luật thì bao giờ cũng mang tính giai
cấp và tính đặc thù của mỗi nhà nước, mỗi dân tộc; do đó, phương thức tổ chức
xây dựng và vận hành của nhà nước pháp quyền sẽ thể hiện cụ thể khác nhau về
bản chất chế độ chính trị, hệ thống quan điểm, mục đích nhiệm vụ của từng thời
kỳ phát triển hoặc điều kiện cụ thể của mỗi nước, chứ không có mô hình, tiêu
chí về nhà nước pháp quyền đồng nhất cho tất cả các nước khác nhau.
Như vậy, Nhà nước pháp quyền ngoài các giá trị phổ biến còn
bao hàm các giá trị đặc thù của mỗi một quốc gia, dân tộc. Mỗi một quốc gia,
dân tộc, tuỳ thuộc vào các đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội và
trình độ phát triển mà xây dựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền thích
hợp, không thể có một nhà nước pháp quyền chung chung như một mô hình chung
thống nhất cho mọi quốc gia, dân tộc. Do vậy, các quốc gia theo chế độ xã hội
chủ nghĩa chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng là điều
bình thường, không có gì là trái với quy luật khách quan cả.
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các đảng
phái, tổ chức, tôn giáo, công dân phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được xem xét dưới góc độ pháp
luật, trong đó tính tối cao của pháp luật được tôn trọng, các tư tưởng và hành
vi chính trị, tôn giáo... của bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng được giới
hạn bởi khuôn khổ pháp luật và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Trong hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa Đảng Cộng sản là người lãnh đạo toàn diện, mọi mặt
xã hội, lãnh đạo cả hệ thống chính trị, nhưng Đảng Cộng sản cũng là một thành
viên trong hệ thống chính trị, mọi hoạt động của Đảng, cũng như hoạt động của
mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của Đảng và nhà nước đều phải tuân
thủ nghiêm Hiến pháp và páp luật. Không có một tổ chức, hoặc cá nhân nào có thể
đứng trên, hay đứng ngoài pháp luật được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét