Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Quá trình ra đời lý thuyết con đường thứ ba


Thuật ngữ, lý thuyết “con đường thứ ba” ra đời vào thời điểm chuyển đổi lần thứ ba của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ nghĩa xã hội dân chủ đã trải qua giai đoạn hoàng kim hơn 20 năm. Thời kỳ này tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ ngày một phát triển đi lên, công cuộc xây dựng nhà nước phúc lợi chung giành được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, cán cân chính trị ở phương Tây càng nghiêng về phía hữu, các tổ chức, phương tiện truyền thông đều tuyên bố tất cả mọi loại hình chủ nghĩa xã hội, bao gồm cả chủ nghĩa xã hội dân chủ đều không thể tránh khỏi thất bại. Trong bối cảnh đó, các đảng dân chủ xã hội ở các nước phải có sự điều chỉnh chính sách và đổi mới lý luận để thoát khỏi tình trạng khó khăn, thực hiện mục tiêu trở lại vũ đài chính trị và “con đường thứ ba” đã xuất hiện đúng lúc và đáp ứng được những nhu cầu nhất định.
Trong những tìm tòi về lý luận và chính sách “con đường thứ ba” cái có ảnh hưởng nhất, có tính chất đại biểu nhất thuộc về quan điểm “nước Anh mới, Công đảng mới” do Công đảng Anh, đứng đầu là Thủ tướng Tony Blair đề xướng và thử nghiệm. Tháng 9/1998, Nhà xuất bản Fabian đã xuất bản cuốn “con đường thứ ba: nền chính trị mới của thế kỷ mới”  do T.Blair viết, đánh dấu “con đường thứ ba” hình thành cơ bản về lý luận. Cũng năm đó, Antony Giddens - Viện trưởng Viện kinh tế và chính trị London và là cố vấn chính trị của T.Blair - một  người tích cực cổ xúy cho “con đường thứ ba” đã xuất bản cuốn “Con đường thứ ba: Sự đổi mới của chủ nghĩa dân chủ xã hội”. Cuốn sách này đã trình bày một cách toàn diện về “con đường thứ ba”.

Nội dung chủ yếu của “con đường thứ ba” là: tìm kiếm sự cân bằng giữa thị trường và xã hội, giữa tiến bộ và công bằng, giữa quyền lợi và trách nhiệm, từ đó thực hiện việc vượt qua giới hạn của tả và hữu truyền thống, thích ứng với những thay đổi mới về chính trị, kinh tế ở thời đại toàn cầu hóa và khuynh hướng chính trị của cử tri; đồng thời còn dùng những quan niệm, giá trị mới để gắn kết cá nhân, chính đảng, nhà nước và hệ thống quốc tế phát triển hài hoad, khắc phục cái gọi là khủng hoảng dân chủ của chủ nghĩa tư bản, ứng phó với những vấn mới nảy sinh trong quá trình phát triển của nhân loại ở thế lỷ XXI, đặc biệt là hàng loạt những thách thức do toàn cầu hóa mang lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét