Việt Nam nằm trong cái nôi
nguyên thủy của loài người. Các tộc người
nước ta đã
trải qua đầy đủ các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử.
Thời kỳ thị tộc - bộ lạc
Giai đoạn đầu của thị tộc mẫu hệ ở nước ta đã được các
nhà khảo cổ học tìm thấy thông qua nền văn hóa khảo cổ Sơn Vi (Phú Thọ) có niên đại cách đây 15-20 nghìn năm. Lúc
này, các thị tộc - bộ lạc đã có
sự phân bố rộng, mật độ cư trú khá dày, có nơi cư trú ở ngoài trời, có nơi ở hang
động (miền núi, trung du phía Bắc: Phú Thọ, Yên
Bái, Bắc Giang,...). Tiếp đó, thị tộc mẫu hệ phát triển cao qua thời
kỳ Văn hóa Hòa Bình (Hòa Bình) có niên đại cách đây 8-11 nghìn năm, phân bố
rộng ở Việt Nam. Nông nghiệp trồng
lúa đã nảy sinh, thị tộc mẫu hệ
đạt cực thịnh với biểu hiện là ngôi nhà dài còn đến ngày nay.
Giai đoạn thị tộc phụ hệ là
thời kỳ Văn hóa Phùng Nguyên (niên đại khoảng 4.000 năm nay), rồi phát
triển mạnh mẽ qua các giai đoạn kế tiếp: Văn hóa Đồng Đậu (3.500-3.100
năm), Văn hóa Gò Mun
(3.000 năm). Các thị
tộc - bộ lạc phân
bố trải rộng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Đứng đầu bộ lạc là thủ lĩnh có uy
tín gọi là Pò Khun (Khun - Hùng), Cun - Lang Cun. Lúc này, nông nghiệp lúa nước đã thuần thục, chăn nuôi khá phát triển, công cụ lao động đồ
đá được chế tác tinh xảo, công cụ
đồ đồng đã xuất
hiện. Người đàn ông chiếm vị trí quan trọng trong gia đình và xã hội, hôn nhân cư trú bên chồng, con tính theo họ của cha, vai trò của già làng, trưởng bản trở nên quan trọng...
Thời kỳ bộ tộc
Vào cuối thời kỳ thị tộc - bộ lạc, cách đây 3-4 nghìn năm,
công cụ lao động đồ kim khí bắt đầu xuất hiện ở miền núi và trung du Bắc Bộ, năng
suất lao động tăng lên, tư hữa ra đời. Tầng lớp trên của các bộ lạc đã hình
thành nên một cộng đồng chính trị xã hội - cộng đồng bộ tộc, thành lập nên nhà nước Văn Lang. Bộ tộc Văn Lang hay còn gọi là bộ tộc Lạc Việt ra đời trên cơ sở liên minh 15 bộ
lạc ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, ngoài yếu tố giai
cấp còn do yêu cầu
trị thủy, canh tác lúa nước và chống ngoại xâm phương Bắc. Đến thế kỷ VII tr.CN,
liên minh các bộ lạc đã cố kết với nhau tạo thành bộ tộc Lạc Việt, hình thành
nên nhà nước Văn Lang - nhà nước của các vua Hùng. Dấu ấn bộ tộc về sau có thể thấy
ở xã hội của người Thái, Tày, Nùng, Hmông, Mường tính đến trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
Thời kỳ dân tộc
Loại hình cộng đồng tộc người dân tộc ở Việt
Nam đã hình thành từ sớm, do những đặc điểm của các hình thái kinh tế - xã hội
tiền tư bản nước ta và điều kiện lịch sử cụ thể đặc thù ở Việt Nam quy định. Trên nền tảng bản sắc độc đáo thời kỳ bộ tộc, có tiếp
thu tinh hoa văn hóa Hán thời Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam đã hình thành và xác
lập cùng với sự hình thành và xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam giai đoạn thế kỷ XI - XV.
Đến thế kỷ XV, dân tộc
Việt Nam đã là một dân tộc trưởng thành với các đặc trưng dân tộc sâu sắc trên
các phương diện lãnh thổ, ngôn ngữ (chữ Nôm và tiếng Việt), cơ sở kinh tế nông
nghiệp lúa nước, đặc trưng văn hóa (kiến trúc, điêu khắc, tư tưởng, tinh thần,
giáo dục khoa bảng, văn học, nghệ thuật), lãnh thổ quốc gia, ý thức dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét