a. Nhận diện
- Phủ nhận sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông
qua Đảng Cộng sản Việt Nam
với lý do: giai cấp công nhân Việt Nam nhỏ bé, số lượng ít, chiếm tỷ
lệ thấp. Đa số đảng viên Đảng Cộng sản xuất thân từ nông dân.
Đề cao vai trò của trí thức, doanh nhân, phủ nhận khả
năng và điều kiện xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Cho rằng, Việt Nam từ một nước phong kiến, đẳng
cấp, phường hội…; chưa qua chủ nghĩa tư bản, cho nên thiếu hiểu biết những điều
sơ đẳng về dân chủ… Tóm lại, phải qua chủ nghĩa tư bản, qua dân chủ tư sản…
- Phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
là một động lực - động lực khoa học; tách rời, thậm chí đối lập tư tưởng Hồ Chí
Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tách rời dẫn đến phủ nhận sự cần thiết phải kết hợp
chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của Hồ Chí Minh; tách rời độc lập dân
tộc với chủ nghĩa xã hội. Tuyệt đối hóa cực
đoan chủ nghĩa dân tộc, lợi ích quốc gia dân tộc.
b. Phê phán
Cần chỉ ra rằng, giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra
đời muộn, số lượng còn ít (1930: 220.000 công nhân) tỷ lệ thấp 1% dân số, đa số
xuất thân từ nông dân, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật thấp. Nhưng 1/ thời
đại mới: thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội… 2/ thực tiễn cách mạng Việt Nam
cuối thế kỷ XIX cho thấy chủ nghĩa yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, chủ
nghĩa yêu nước theo xu hướng tư sản đều đã thất bại; 3/ Nguyễn Ái Quốc trải qua
10 năm bôn ba khắp các châu lục… 10 năm chuẩn bị trên cả 3 phương diện tư tưởng
lý luận, tổ chức cán bộ và đường lối chính trị (tổng cộng 20 năm) đưa tới sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930; 4/ thực tiễn cách mạng Việt Nam (cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình, cơ chế
cũ, lãnh đạo đổi mới…) đủ khẳng định khả năng, điều kiện và thành quả cách mạng
do Đảng lãnh đạo.
Giai cấp công nhân lãnh đạo bằng hệ tư tưởng của mình
là chủ nghĩa Mác - Lênin, ở Việt Nam là chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lãnh đạo bằng đường lối chính trị của mình là độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và lãnh đạo thông qua đội tiên phong
của giai cấp công nhân Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ở Việt Nam :
1/ giai cấp nông dân tuy đông, chiếm tỷ lệ cao trong dân cư (90% năm 1945; hiện
nay 70%...) nhưng không đại biểu phương thức sản xuất tiến bộ; không hệ tư
tưởng độc lập…; 2/ tầng lớp trí thức có khả năng phát minh khoa học (xã hội, tự
nhiên, kỹ thuật). Một số trí thức có khả năng khái quát hệ tư tưởng của giai
cấp dưới hình thái lý luận, nhưng cũng giống nông dân ở chỗ không đại biểu lực
lượng sản xuất, phương thức sản xuất nào, không có hệ tư tưởng riêng, sống
trong xã hội nào thì phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội ấy
=> trí thức chủ nô, trí thức phong kiến, trí thức tư sản, trí thức vô sản
(trí thức của giai cấp công nhân); 3/ Tầng lớp doanh nhân Việt Nam trước đây ra
đời trong điều kiện một nước thuộc địa; doanh nhân dân tộc yếu, doanh nhân mại
bản cấu kết với doanh nhân đế quốc. Tầng lớp doanh nhân ra đời trong thời đại
mới: 1/ là kết quả của đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng của
giai cấp công nhân; 2/ được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo
hành lang pháp lý (Hiến pháp, luật…); 3/ Nhà nước xã hội chủ nghĩa giúp về tài
chính; 4/ Tạo điều kiện doanh nhân mở rộng hợp tác quốc tế.
Cần chỉ ra rằng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam ra đời gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; gắn liền với
cuộc cách mạng của nhân dân do Đảng lãnh đạo và xác lập, củng cố quyền làm chủ
của nhân dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa trở thành mục tiêu và động lực cách mạng
Việt Nam .
Mọi quan điểm cho rằng chúng ta phải qua giai đoạn cách mạng dân chủ đồng nghĩa
với việc phủ nhận dân chủ xã hội chủ nghĩa về bản chất là xây dựng dân chủ tư
sản.
Ý kiến cho rằng Bác Hồ đặt tên nước là Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa chứ không phải Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ đó cho rằng
Việt Nam phải qua nền Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nền dân chủ, cộng hòa nào? Cộng
hòa dân chủ tư sản như Mỹ, Pháp hay Cộng hòa xã hội chủ nghĩa như nước Nga Xô
Viết, Liên Xô… Từ 1927, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nước Mỹ, Pháp
từng gọi là cộng hòa, dân chủ nhưng trong thì bóc lột công nông, ngoài thì áp
bức thuộc địa”. Dân chủ, cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là dân
chủ, cộng hòa tư sản.
Cần chỉ ra rằng, trong thời đại mới và thực tiễn lịch
sử thế giới và Việt Nam
cho thấy độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước gắn
với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh là một chỉnh thể. Mọi sự tách rời, đối lập giữa độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh đều sai lầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét